Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

EURO 2016: Phòng thủ và… tử thủ lên ngôi

Giải đấu 4 năm mới có một lần nên nếu chẳng may trượt chân thì một thế hệ cầu thủ bị uổng phí. Bởi vậy, EURO không còn chỗ cho sự khoáng đạt.

Một Thiago Motta lạ lẫm trong tấm áo số 10 huyền thoại của Azzurri. Một kỳ EURO được mở rộng lên 24 đội với những đại diện "tạp nham" đẳng cấp kém xa phần còn lại. Một giải đấu được chuẩn bị vội vã nhưng nặng nề sức ép thành tích và thể diện quốc gia… Tất cả như báo trước về một cuộc đua thực dụng hơn bao giờ hết.

EURO 2016: Phòng thủ và… tử thủ lên ngôi - 1

Anh tài hội tụ trên đất Pháp

Người người thực dụng, nhà nhà thực dụng

Đã từ lâu rồi, bóng đá thực dụng trở thành "mốt" ở những giải đấu quốc tế lớn. Đan Mạch lên ngôi ở Euro 1992. Brazil vô địch thế giới lần thứ tư năm 1994 trong một kỳ World Cup nhàm chán bậc nhất.

Đội tuyển Đức đăng quang ở EURO 1996 bằng hai cú đánh đầu của Oliver Bierhoff trong tiếng la ó của khán giả. Hy Lạp siêu phòng thủ của Otto Rehhagel lên ngôi ở EURO 2004. Hà Lan “phản bóng đá” vào tới chung kết World Cup 2010. Và ở kỳ EURO gần nhất, Tây Ban Nha buồn ngủ với Cesc Fabregas trong vai trò "số 9 giả" lên ngôi…

Trong bối cảnh mà sự thực dụng ngày càng được ưa chuộng, những đội bóng cố gắng gìn giữ bản sắc và chơi tấn công đều chết yểu. Argentina ở World Cup 2006. Hà Lan ở EURO 2008…

Bởi thế, EURO 2016 tiếp tục dự kiến không thể là nơi tôn vinh bóng đá tấn công.Hãy cùng nhìn lại 3 giải đấu gần nhất. Ở EURO 2012, số bàn thắng trung bình mỗi trận chỉ là 2,45. Con số ấy ở EURO 2008 và EURO 2004 đều là 2,48.

Hãy cùng làm phép so sánh. Champions League và Premier League mùa giải 2015-16 có bình quân 2,76 và 2,70 bàn thắng mỗi trận. Và trong 15 năm qua, duy nhất mùa giải Ngoại hạng Anh có số bàn thắng trung bình mỗi trận là 2,48, còn lại là nhiều hơn.

Những con số ấy nói lên rằng những giải đấu của các đội tuyển quốc gia ngày càng trở nên thực dụng và nhàm chán so với bóng đá cấp CLB.

Những CLB lớn và những HLV tên tuổi ở đó đều có bản sắc và triết lý bóng đá của riêng mình để theo đuổi. Họ có tiền để chiêu mộ những cầu thủ phù hợp cho triết lý của mình. Họ có đủ thời gian, mỗi năm 10 tháng, để làm việc cùng nhau, gắn kết các cầu thủ và xây dựng lối chơi nhuần nhuyễn.

Bởi thế, chúng ta được thấy Lionel Messi xuất sắc thế nào trong màu áo Barcelona. Chúng ta được thấy Cristiano Ronaldo không năm nào ghi dưới 50 bàn thắng cho Real Madrid…

EURO 2016: Phòng thủ và… tử thủ lên ngôi - 2

Bóng đá tấn công liệu có thể chiếm thế thượng phong?

Các HLV đội tuyển quốc gia không có được cơ may ấy (đó là lý do Jose Mourinho nhất quyết không chịu dẫn dắt ĐT Anh hay Bồ Đào Nha). Họ chỉ có 3-4 buổi tập trước các trận giao hữu và khoảng 3-4 tuần trước World Cup hay EURO.

Các HLV ĐTQG ngày nay không có đủ thời gian và con người để xây dựng lối chơi hoặc phát minh những sơ đồ chiến thuật phức tạp. Sự phát triển của công nghệ truyền hình, báo điện tử và mạng xã hội khiến các đội bóng đều hiểu tường tận về nhau và rất khó để gây sốc cho đối thủ với một mảng miếng mới lạ nào đó.

Hơn nữa, World Cup hay EURO 4 năm mới có một lần mà nếu chẳng may trượt chân thì một thế hệ cầu thủ bị uổng phí. Bởi vậy, HLV các ĐTQG luôn có xu hướng an toàn và không còn chỗ cho sự khoáng đạt. Hầu hết các đội tuyển đều lựa chọn sơ đồ 4-2-3-1, hoặc 4-3-3, chơi pressing và thiên về phòng ngự - phản công.

Ví dụ tiêu biểu là đương kim Á quân Italia. Thiago Motta sẽ mang áo số 10 của Azzurri, một nỗi hổ thẹn cho quốc gia từng có những cầu thủ xuất chúng khoác áo số 10 như Gianni Rivera, Roberto Baggio, Del Piero hay Francesco Totti.

Motta khác xa tiêu chuẩn của một số 10, anh là người Brazil nhập tịch và là một tiền vệ trung tâm thiên về phòng thủ. Chấn thương của Marco Verratti và Claudio Marchisio cùng sự vắng mặt của Andrea Pirlo khiến tuyến tiền vệ của Azzurri trở nên cứng nhắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN