Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Euro 2016: Có một châu Âu không khoảng cách

EURO 2016 đã chứng kiến nhiều đội bóng nhỏ gây ấn tượng mạnh mẽ.

EURO 2016 đã chứng kiến nhiều đội bóng nhỏ gây ấn tượng mạnh mẽ. Qua đó thấy rằng, khoảng cách giữa các nền bóng đá ở châu Âu đang được thu hẹp dần.

Euro 2016: Có một châu Âu không khoảng cách - 1

Đội tuyển “tí hon” Iceland tạo ra cơn địa chấn khi đánh bại “sư tử” Anh

Khoảng cách được thu hẹp

Trước ngày EURO 2016 khởi tranh, giải đấu này đã bị đặt một câu hỏi lớn về chất lượng chuyên môn khi số đội tham dự tăng lên thành 24, đi liền với đó là sự xuất hiện của những đội bóng nhỏ bé như: Iceland, Bắc Ailen hay Albania…

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, có thể khẳng định, EURO 2016 không hề kém hấp dẫn. Trái với dự đoán về một kỳ EURO nhàm chán, 30 ngày tranh tài trên đất Pháp đã chứng kiến nhiều trận đấu bất ngờ, kịch tính. Những đội bóng trước đây vốn ở thế yếu đều ít nhiều để lại ấn tượng.

Chủ nhà Pháp với đầy đủ lợi thế, lực lượng hùng hậu rất chật vật mới hạ được Romania, Albania tại vòng bảng. Tiếp đó, “Gà trống Gaulois” vã mồ hôi mới loại được CH Ailen tại vòng 1/8. Bắc Ailen cũng chỉ để Đức có được thắng lợi tối thiểu tại vòng bảng. Tân binh này sau đó suýt làm nên bất ngờ trước Xứ Wales và chỉ chịu thua bởi bàn phản lưới nhà của McAuley. Ở bảng B, một tân binh khác là Slovakia cũng có vé vào vòng 1/8 và dừng bước trước người Đức.

Tại bảng F, Hungary và Iceland vượt qua Bồ Đào Nha và Áo để chiếm hai vị trí dẫn đầu. Tại vòng đấu tiếp theo, trong khi Hungary phơi áo 0-4 trước Bỉ thì Iceland đã tạo ra cơn địa chấn khi đánh bại tuyển Anh để vào tứ kết ngay trong lần đầu dự giải. Dù phải nhận thất bại đậm 2-5 trước chủ nhà Pháp nhưng nhìn chung Iceland đã có một kỳ EURO vượt cả kỳ vọng.

Gây ấn tượng hơn cả là Xứ Wales khi đội bóng thuộc Vương quốc Anh xuất sắc vào tới tận bán kết và chỉ chịu thua trước Bồ Đào Nha sở hữu “siêu nhân” Ronaldo. Nên nhớ, dù sở hữu lực lượng khá nhưng Xứ Wales chưa từng một lần dự EURO.

Việc các đội bóng nhỏ chơi tốt tại EURO 2016 không đơn thuần chỉ là hiện tượng. Về bản chất, khoảng cách giữa các nền bóng đá ở châu Âu đang dần được thu hẹp. Nhiều quốc gia nhỏ đã đầu tư mạnh mẽ cho bóng đá nhằm tạo thế hệ cầu thủ chất lượng.

Thành công của Iceland được coi là điển hình khi quốc đảo hơn 300 nghìn dân này có tới 800 HLV bằng A FIFA, gần 2 nghìn HLV bằng B và gần 30 nghìn cầu thủ chuyên nghiệp (chiếm 1/3 dân số). Tới EURO 2016, Iceland, Xứ Wales hay Albania, Bắc Ailen… đều mang theo nhiều tài năng chơi bóng ở các giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu. Đương nhiên, khi trở về khoác áo đội tuyển, những kiến thức từ cầu thủ “du học” sẽ giúp ích rất nhiều.

Tương lai khó lường

Thành công của Xứ Wales, đặc biệt là Iceland chắc chắn sẽ đem đến niềm cảm hứng cho nhiều quốc gia nhỏ bé khác tại châu Âu vươn lên tìm chỗ đứng trên bản đồ bóng đá. Như vậy, việc tăng số đội tham dự EURO rõ ràng đang phát huy tác dụng bất chấp động cơ kiếm tiền phía sau nó.

Người hâm mộ không quan tâm các quan chức UEFA đút túi bao nhiêu, chỉ cần đội bóng của họ góp mặt tại EURO, đó sẽ ngày hội của cả dân tộc. Nếu ai nghi ngờ, hãy nhìn cách các CĐV chào đón Albania, Bắc Ailen, Iceland trở về như chào đón những nhà vô địch.

Câu chuyện trên khiến nhiều người nghĩ tới việc giải Champions League được mở rộng số đội lên 32. Từ chỗ chỉ là sân chơi cho những đại gia, giờ đây giải đấu danh giá nhất châu Âu ở cấp độ CLB đã đón chào nhiều cái tên bình dân hơn.

Gent, BATE, Malmo, Astana, Maccabi Tel Aviv, Dinamo Zagreb… có thể chưa để lại nhiều dấu ấn nhưng chí ít việc dự Champions League sẽ giúp họ có thêm một khoản tiền (khoảng 12 triệu euro) để tái cơ cấu, đầu tư cho nhân sự. Những đội bóng tí hon này chưa gây được tiếng vang nhưng nhưng chắc chắn cũng có tác động đến sự dịch chuyển của bóng đá châu Âu.

Cứ theo đà này, ngày bóng đá châu Âu trở nên “phẳng” sẽ không còn quá xa. Chưa biết chừng, ngay tại EURO 2020 sẽ có thêm nhiều đội bóng nhỏ đủ sức tiến sâu như Iceland hay Xứ Wales. Nếu kịch bản này diễn ra, các đại gia như Đức, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… cũng cần vận động, tránh việc bị tụt hậu so với các đàn em.

EURO 2016 có lợi nhuận kỷ lục

Theo Tổng thư ký tạm quyền của UEFA, Theodore Theodoridis, EURO 2016 nhiều khả năng đạt mức doanh thu gần 2 tỷ euro từ tiền tài trợ, quảng cáo, bán vé.

Sau khi trừ tất cả các khoản chi phí (bao gồm cả tiền thưởng cho các đội thành tích cao), lợi nhuận sẽ rơi vào khoảng 830 triệu euro, đây là mức lợi nhuận kỷ lục của EURO. 4 năm trước, EURO 2012 chỉ có lợi nhuận 593 triệu euro. Được biết, UEFA sẽ dành 600 triệu euro lợi nhuận hỗ trợ cho 55 liên đoàn thành viên. Số còn lại sẽ được UEFA giữ lại để hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Hưng ([Tên nguồn])
Euro 2024: Hành trình khốc liệt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN