Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Đi tìm Chủ tịch VFF

Dĩ nhiên, không phải là đi tìm đương kim Chủ tịch Lê Hùng Dũng, người đã rút vào hậu trường trong khoảng 3 năm nay vì lý do bệnh tật, và chắc chắn sẽ chính thức rút sau nhiệm kỳ này. Tìm ở đây là tìm một vị chủ tịch mới thay ông Dũng ở Đại hội nhiệm kỳ VIII diễn ra vào tháng 3-2018.

Khoảng cách từ giờ đến Đại hội nhiệm kỳ VIII còn 5 tháng, nhưng cuộc tìm kiếm hoặc chủ động tìm kiếm đã nóng lên rần rật. Ngoại trừ đương kim Chủ tịch Lê Hùng Dũng chắc chắn sẽ rút, Phó chủ tịch tài chính Đoàn Nguyên Đức cũng đã nộp đơn xin rút, ba vị trí còn lại trong thường trực VFF là Phó chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn, Phó chủ tịch truyền thông Nguyễn Xuân Gụ và Ủy viên Trần Anh Tú - người phụ trách mảng futsal vẫn đang tại vị.

Đi tìm Chủ tịch VFF - 1

Bầu Hiển cũng là một ứng cử viên cho ghế Chủ tịch VFF

Theo nhiều nguồn tin thì cả 3 nhân vật này hứa hẹn sẽ tiếp tục được giới thiệu ứng cử các vị trí chóp bu ở nhiệm kỳ tới. Nếu hỏi cả 3 người này là có muốn trở thành Chủ tịch VFF khoá tới không thì nhiều khả năng sẽ chỉ nhận được những cái lắc đầu, vì "kinh nghiệm chiến trường" giúp họ hiểu rằng "đêm dài lắm mộng", nên mọi khẳng định, tuyên bố lúc này đều là quá sớm. Nhưng những người thạo việc hiểu là nếu cờ đã đến tay thì cả 3 nhân vật này, đặc biệt là ông Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Xuân Gụ sẽ không ngại phất. Vấn đề quan trọng với họ là phải làm gì để có thể hy vọng cờ sẽ đến tay mình?

Ngoại trừ bộ 3 đang tại vị này cũng rộ lên một số ứng cử viên khác như Giám đốc Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa; nhà báo, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị VPF Nguyễn Công Khế hay Hiệu trưởng trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh Lê Quý Phượng.

Đây thực ra đều là những cái tên rất cũ, đã hoặc đang gắn bó với đời sống bóng đá ở nhiều cấp độ khác nhau. Ví dụ như ông Cấn Văn Nghĩa, trên tư cách là người quản lý sân Mỹ Đình, ông Nghĩa từng va nặng với VFF trong lần Liên đoàn thuê sân đá giao hữu quốc tế với Arsenal.

Lần ấy, trong khi VFF bày tỏ quan điểm "trận đấu này còn có ý nghĩa chính trị quan trọng" thì ông Nghĩa vẫn kiên quyết "hét" một cái giá thuê sân ngất ngưởng với lý do: "Người khác ăn cơm thì phải cho tụi tôi ăn cháo" (?).

Ông Nguyễn Công Khế trước đây từng là Trưởng ban Tư vấn Đạo đức VPF, và ở vị trí này đã bày tỏ sự quyết liệt lớn trong việc xử lý các trận đấu tiêu cực ở V.League. Những người như ông Cấn Văn Nghĩa, Nguyễn Công Khế vì thế có thể coi là những người rất hiểu và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc ứng xử với các mối quan hệ làng bóng.

Cũng lại xuất hiện những ý kiến đề xuất nên mời chính các ông bầu có máu mặt ở V.League làm chủ tịch Liên đoàn, mà ví dụ rõ nhất là ông bầu Đỗ Quang Hiển. Nói như một thành viên Ban chấp hành VFF mới đây thì: "Bầu Hiển vừa có cái tầm, vừa có khát vọng của một người chinh phục. Bầu Hiển là sự lựa chọn hợp lý trong bối cảnh VFF đang thiếu thốn tài chính như lúc này".

Tuy nhiên bài học từ ông bầu, Phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức khiến người ta phải rút ra 2 điều quan trọng. Thứ nhất, những ông bầu - doanh nhân thường quá bận bịu với công việc kinh doanh của mình, nên rất khó dồn thời gian giải quyết những công việc quan trọng ở VFF. Và thứ hai một người vừa là ông chủ một đội bóng V.League vừa làm lãnh đạo Liên đoàn rất có thể sẽ khiến Liên đoàn rơi vào cảnh "tình ngay lý gian".

Theo thông tin riêng của chúng tôi, sau một nhiệm kỳ chủ tịch VFF là doanh nhân, rất có thể nhiệm kỳ tới phương án "người nhà nước" sẽ được chọn lựa trở lại. Và những nhân vật được đề cử không nhất thiết phải là người của ngành thể thao, mà có thể là người ngành khác, miễn là phải có năng lực quản trị và thực sự nói được, làm được giống như cựu Chủ tịch Mai Liêm Trực trước đây.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tổ chức hội thảo bóng đá trong năm 2017

Chiều 28-9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Tổng cục TDTT và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về thực trạng nền bóng đá nước nhà trong thời gian vừa qua. Trong đó, thành phần mời họp bao gồm: Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL phụ trách lĩnh vực thể thao, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Ban lãnh đạo VFF.

Điểm đáng chú ý nhất trong buổi làm việc này là việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trực tiếp giao Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tổ chức một hội thảo về bóng đá trong năm 2017, trước thềm Đại hội VIII của VFF dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3-2018. Đây được xem là một “chỉ thị” nhằm quyết tâm chấn chỉnh lại bóng đá nước nhà của Chính phủ.

Bộ VHTTDL đã có báo cáo về thực trạng nền bóng đá Việt Nam và tình hình tổ chức, hoạt động của VFF. Bên cạnh đó, vấn đề phát ngôn của các quan chức VFF cũng được đưa ra “mổ xẻ”. Trong đó nhiều luồng dư luận nói về sự mất đoàn kết trong nội bộ VFF. Vấn đề này được lãnh đạo bộ, ngành thể thao đặc biệt quan tâm.

(Hải Đăng)

U22 Việt Nam và SEA Games 30
Theo bạn ĐT U22 Việt Nam sẽ đạt thành tích như thế nào ở SEA Games 30?

Thầy của Park Ji Sung làm HLV trưởng đội tuyển Việt Nam

Chủ nhân mới đầy bất ngờ của chiếc ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam dần được hé lộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệp Xưa ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN