Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Frosinone vs Inter Milan
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Brest vs Reims
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Reims - SR Reims
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

Các ông bầu muốn bỏ bóng đá: “Bạo phát thì bạo tàn”

Sau 10 năm làm chuyên nghiệp, các CLB bóng đá chưa thể tự nuôi nổi mình, tiền để trang trải hoạt động của các đội bóng chính là tiền được rót từ công ty mẹ sang, được hiểu nôm na là phần dành cho quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay, cách làm đó đã bộc lộ sự không ổn…

Không lạ khi những doanh nghiệp than khó nhất trong làng cầu VN hiện nay đều là những doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, chứng khoán – những lĩnh vực đang khó nhất của nền kinh tế: ĐT.LA (vật liệu xây dựng, bất động sản), HA.GL (bất động sản, chứng khoán), Sài Gòn XT (chứng khoán, bảo hiểm), B.Bình Dương (bất động sản), V.Hải Phòng (xi măng)…

Hiện chỉ còn những ông chủ ngân hàng là còn tiền bơm cho đội bóng. Tuy nhiên, với sự sa sút chung của nền kinh tế như bây giờ, chưa biết “việc bơm” này còn được bao lâu. Trong khi đó bóng đá VN tầm CLB chưa thể thu được tiền vé (có nơi còn mở cửa tự do cho khán giả vào sân), không bán sản phẩm ăn theo đội bóng, tiền bản quyền truyền hình cũng chỉ mới ở dạng đổi chác hơn là những hợp đồng có giá trị thật sự. Tiền kiếm được ngày càng khó khăn mà tiền chi cho đội bóng vẫn cứ ở mức cao, do các hợp đồng đắt giá, do lương thưởng với các cầu thủ đã được ký từ trước, thành ra ngân quỹ của CLB chưa thể giảm. Và hệ quả tất yếu là nợ lương, nợ thưởng...

Các ông bầu muốn bỏ bóng đá: “Bạo phát thì bạo tàn” - 1

HN T&T và SHB.ĐN hai đội bóng thuộc sở hữu của bầu Hiển là có thể tạm yên tâm sống trong thời buổi khủng hoảng kinh tế

Đấy là chưa tính đến chuyện nhiều ông bầu đầu tư vào bóng đá với mục đích khác, đầu tư để đổi đất vàng hay đổi dự án, như chuyện bầu Hiển từng bỏ bóng đá Tiền Giang vì không được sở hữu lô đất ở ngã ba Trung Lương cách nay vài năm, hay bầu Thụy bỏ bóng đá Quảng Nam vì bị khước từ dự án đẹp mới năm ngoái…

Nói theo Chủ tịch LĐBĐ TP.HCM Trần Duy Long thì: “Các ông chủ khi bỏ tiền vào bóng đá có thật sự là làm bóng đá đâu. Nhiều người đổ tiền vào để đổi dự án. Giờ thì các dự án bị đình trệ do nền kinh tế khó khăn, nên họ cũng tính đến chuyện rút”. Trước đó, Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng cho rằng: “Trước đây, có nhiều đội sống nhờ “đất vàng”, nhờ dự án, nhờ công ty mẹ làm ăn có lãi sau đó nuôi đội bóng để được lại quả. Bây giờ thì mọi cái đều siết lại. Đất không còn là “vàng”, dự án không còn dư dả nữa thì 70 đến 100 tỉ đồng cho một đội bóng mỗi mùa sao kham nổi!”.

Bây giờ thì chuyện số đội đủ khả năng làm bóng đá lâu dài có thể được tính lại, những nhà quản lý và những nhà chuyên môn cũng bắt đầu nói về khả năng này. Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng cho biết: “VPF sẽ làm hết sức để tìm nguồn sống cho bóng đá VN, nhưng một khi một doanh nghiệp nào đó muốn rút khỏi bóng đá thì VPF cũng không thể can thiệp. Đội bóng cũng giống như doanh nghiệp vậy, mỗi năm họ hạch toán bao nhiêu kinh phí cho bóng đá, rồi dùng tiền của họ làm việc gì, đầu tư vào đâu là chuyện mà người ngoài không thể có ý kiến!”.

Trong khi đó, dân chuyên môn như ông Trần Duy Long cũng bắt đầu nói đến khả năng các giải đấu hàng đầu Việt Nam giảm số lượng đội tham dự vì nguy cơ các ông bầu bỏ bóng đá: “Ở Nhật, từng có lúc số đội dự giải VĐQG của họ giảm xuống chỉ còn 6 – 8 đội trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, huống hồ là ở nước khác”.

Đúng là bóng đá Việt Nam cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy của thị trường: Bạo phát thì bạo tàn. Từng có thời bóng đá được bơm rất nhiều tiền, giá trị của cầu thủ tăng cao đến chóng mặt, nhưng có mấy người tỉnh táo nhận ra và dù có nhận ra thì nói đã có mấy ai nghe đó là giá ảo. Rồi thì những giá trị ảo bắt đầu vỡ ra như bong bóng xà phòng.

Chỉ tiếc rằng trong giai đoạn được bơm tiền nhiều nhất, bóng đá Việt Nam cũng chẳng thu được gì về mặt chuyên môn, để sau hơn chục năm được đầu tư lớn vẫn cứ mãi loay hoay ở vùng trũng của khu vực, thậm chí còn có một số mặt giật lùi so với Malaysia và một số nước láng giềng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mạnh Đức (baovanhoa.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN