DANH MỤC

Khi kinh tế eo hẹp, mâu thuẫn hôn nhân có thể bùng nổ từ những việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, không phải ai cũng may mắn gặp được người vợ/người chồng tâm lý và hào phóng. Sự chi ti tính toán, keo kiệt đôi khi lại là thứ dập tắt ngọn lửa tình yêu.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 2

Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện người vợ bầu mua quả sầu riêng 300 nghìn đồng về ăn cho bõ cơn thèm, rồi bị chồng gửi một đoạn tin nhắn dài chỉ trích vợ tiêu xài hoang phí. Nhiều người cho rằng, câu chuyện không có thật bởi trên đời không có người đàn ông nào tệ đến mức keo kiệt với cả người vợ đang bầu. Thật không may, tôi lại có một người chồng như thế, thậm chí còn tệ hơn thế. Đọc câu chuyện và những bình luận trên mạng, tôi chạnh lòng cho hoàn cảnh của chính mình.

Vợ chồng tôi cưới nhau vào cuối năm 2021, tôi làm công nhân xưởng may, còn anh ấy làm ở một công ty điện tử. Hai đứa từ quê vào TP.HCM lập nghiệp, thuê một căn phòng trọ nhỏ.

Tháng 2/2023, tôi cấn bầu nhưng sức khoẻ yếu và bị động thai nên tôi phải nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Trước đó, tôi có tích cóp được một khoản tiền tiết kiệm nên việc chi tiêu ăn uống hằng ngày không phải xin tiền chồng. Anh ấy chỉ phải đóng tiền trọ và tiền điện nước.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 3

Tôi nghén suốt 3 tháng đầu, cứ ngửi thấy mùi cơm nóng là sợ, chỉ thèm ăn mấy thứ đồ lặt vặt. Thấy tôi đặt đồ về nhà, chồng tôi thường phàn nàn: “Cơm không ăn, toàn ăn mấy thứ ba lăng nhăng, vừa tốn tiền vừa hại sức khoẻ”. Tôi nghe vậy cũng cười cho qua vì nghĩ chồng chỉ đang lo lắng cho sức khoẻ của vợ con.

Nhưng chuyện xảy ra hôm đó khiến tôi có cái nhìn khác về chồng. Thời gian gần đây, trên mạng hot rần rần món trà mãng cầu. Nhìn họ quảng cáo, cơn thèm của tôi nổi lên, tôi đã đặt một bình về uống, cộng cả tiền ship là 99 nghìn đồng.

Chồng tôi về nhà thấy vậy thì nhảy dựng lên vì cho rằng, chỉ có chai trà bé tí mà gần 100 nghìn đồng. Ban đầu, tôi còn tưởng anh giận vì tôi “ăn mảnh”, không đặt trà cho anh nên thỏ thẻ xin lỗi, nói vẫn phần cho anh nửa bình trong tủ lạnh. Nào ngờ, qua hôm sau, anh nhắn cho tôi một tràng dài liên quan đến bình trà này.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 4

Anh bảo tôi tiêu xài hoang phí, không biết nghĩ cho chồng con, chỉ vì muốn thoả mãn cơn thèm vớ vẩn mà đặt hẳn bình trà gần 100 nghìn đồng. Anh bảo, 100 nghìn đồng đủ cho chúng tôi ăn trong hai ngày, tại sao phải đổi hai ngày cơm để lấy một bình trà nhỏ xíu.

Anh còn nói, hiện tại tôi không đi làm, một mình anh gánh vác kinh tế gia đình rất nặng nhọc. Hơn nữa, con sắp ra đời, có nhiều thứ phải lo, hai vợ chồng phải tiết kiệm từng nghìn mới trụ được ở cái đất Sài thành này.

Tôi kiên nhẫn giải thích, phụ nữ bầu bí thường thèm một thứ đồ gì đó bất chợt. Tôi không dám mua món gì cao sang, chỉ muốn uống thử một bình trà mãng cầu. Hơn nữa, tôi mua bằng tiền tiết kiệm riêng chứ không dùng tiền của anh. Thế nhưng, chồng tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình, cho rằng dù thèm đến mấy cũng phải tiết chế. “Chẳng lẽ, em thèm tôm hùm tiền triệu cũng sẽ bỏ tiền tiết kiệm ra mua về ăn cho bõ cơn thèm sao?”. Tin nhắn của chồng khiến tôi “cứng họng”.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 5

Tôi càng thất vọng hơn khi anh giục giã tôi kiếm một công việc thời vụ gì đó để làm vừa tránh “rảnh rỗi sinh nông nổi”, vừa có thêm thu nhập. Trong khi đó, tôi đang động thai, bác sĩ dặn kiêng đi lại, kiêng vận động mạnh để giữ cho em bé an toàn.

Cuộc cãi vã dừng lại khi tôi không muốn nhắn tin thêm với chồng. Anh thấy thế lại tưởng tôi đã nhận ra cái sai của mình nên im lặng. Thực chất, tôi đã quá thất vọng về anh. Trong phút chốc, tôi chỉ muốn rời bỏ anh, rời bỏ căn phòng trọ chật hẹp này để về quê ngoại dưỡng thai.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 6

Cưới nhau về, tôi mới biết chồng mình rất kỹ tính trong chuyện tiền bạc. Thu nhập của vợ chồng tôi rơi vào khoảng 25 triệu đồng/tháng, quá đủ để có một cuộc sống sung túc ở quê cho hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Thế nhưng, chồng tôi lúc nào cũng nhắc nhở rằng, thời buổi kinh tế khó khăn, đồng tiền khó kiếm, phải tiết kiệm hết mức phòng ngừa bất trắc và lo cho tương lai con cái sau này.

Cưới nhau gần 8 năm nhưng tôi chưa bao giờ biết cảm giác giữ lương của chồng. Anh ấy tự tin mình quản lý kinh tế tốt, lương lại cao hơn tôi nên nhận trách nhiệm giữ tiền và phân bổ chi tiêu trong nhà. Hàng tháng, ngay khi nhận được lương tôi sẽ chuyển sang cho chồng. Anh tổng kết thu nhập rồi chia ra các khoản: tiền ăn, tiền đóng học cho con, tiền điện nước, tiền chi tiêu cá nhân của hai vợ chồng, tiền tiết kiệm… Khoản nào đi khoản đấy, không được phép thâm hụt vào.

Tôi thừa nhận, anh rất biết cách chi tiêu nên tháng nào vợ chồng tôi cũng dư ra được một ít. Thế nhưng, đôi khi sự tính toán chi li của anh khiến tôi ức chế. Ví dụ như, mỗi ngày tiền thức ăn là 150 nghìn đồng thì chỉ có thế, nếu lỡ mua hơn thì hôm sau phải mua ít đi. Mỗi khi tôi mua thỏi son, hộp phấn cho bản thân là chồng lại tra hỏi giá cả rồi phàn nàn đắt đỏ, lãng phí. Dần dà, tôi chẳng muốn mua sắm thứ gì.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 7

Gần đây, em gái tôi sắp làm đám cưới. Sẵn có chút tiền riêng nhờ bán hàng online, tôi mua một chiếc váy “xịn” giá 1,6 triệu đồng, giảm còn 900 nghìn đồng. Về nhà, tôi háo hức lôi ra thử và thấy rất ưng ý vì nó phù hợp với vóc dáng, làn da của tôi.

Chồng tôi đang ngồi bấm điện thoại, thấy thế liền bật dậy đến dở cái mác áo ra xem giá. Thấy trên mác ghi 1,6 triệu đồng, anh giãy nảy lên như đỉa phải vôi, nói tôi mua một chiếc váy bằng nửa tháng tiền ăn của cả nhà.

Tôi giải thích, chiếc váy này được giảm giá, chỉ còn 900 nghìn đồng. Anh vẫn bảo như thế là hoang phí, rồi lôi một đống đạo lý ra giảng giải cho tôi nghe.

“Giọt nước tràn ly”, tôi bùng nổ. Bao nhiêu ấm ức về sự keo kiệt, bủn xỉn của chồng trong suốt 8 năm qua được tôi chỉ rõ từng chút một. Tôi nhấn mạnh: “Em mua váy bằng tiền của em, chứ không lấy tiền của anh. Anh nên xấu hổ khi không thể mua cho vợ một chiếc váy tử tế mặc đi đám cưới chứ đừng giãy nảy khi vợ tự mua váy bằng tiền của chính mình”.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 8

Chồng tôi bỏ ra khỏi nhà với sắc mặt khó coi. Tôi nghĩ, một lần giận giữ của tôi không thể thay đổi tính cách cố hữu của chồng nhưng chí ít, tôi cũng cho anh biết được giới hạn của mình. Tôi cũng nhận ra, mình cần yêu bản thân nhiều hơn, không thể vì sống với người chồng keo kiệt rồi cũng tự biến mình thành kẻ bủn xỉn.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 9

Tôi từng qua một lần đò và sắp đi bước nữa. Vợ sắp cưới kém tôi 12 tuổi, chúng tôi kết hôn vì cô ấy đã mang bầu. Nhưng gần đến ngày cưới tôi lai càng hoang mang, liệu mình có một lần nữa chọn nhầm.

Bố mẹ tôi đã sang nhà cô ấy xin cưới, chốt được ngày cưới, sính lễ và thủ tục cưới hỏi. Nhưng cô ấy liên tục yêu cầu tôi phải đáp ứng những yêu cầu khác như, phải sơn sửa lại nhà để nhà gái sang không thấy bị bẽ mặt, phải sắm sửa toàn bộ nội thất mới trong phòng cưới, phải tổ chức đám cưới linh đình như lần cưới đầu tiên của tôi, phải chuẩn bị 9 tráp lễ, đón dâu bằng xe hơi hạng sang…

Bố mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi, lo được căn nhà tử tế cho con trai đã là quá sức. Tôi cũng không có nhiều tiền tiết kiệm để tổ chức một đám cưới linh đình, chưa kể lại là cưới lần hai, không thể nào lắp dàn nhạc sống, thuê ca sĩ về hát như lần đầu.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 10

Tôi giải thích với cô ấy rất nhiều, mong được thông cảm. Tôi hiểu, cô ấy cũng muốn được như bao cô gái khác, có một đám cưới tươm tất, trọn vẹn, tôi cũng hứa sẽ cố hết sức để làm được điều đó. Thế nhưng, nếu phải vay mượn chỉ để thoả mãn cảm xúc nhất thời, rồi sau này vợ chồng “còng lưng” gánh nợ thì tôi không muốn.

Chúng tôi cãi nhau liên miên về chuyện này. Ngày nào cô ấy cũng tìm ra một chuyện gì đó để nhắn tin đòi hỏi, dằn vặt khiến tôi không thể tập trung làm việc. Khi tôi bơ đi, không còn giải thích và vỗ về nữa thì cô ấy đòi tự tử. Tôi không biết cuộc hôn nhân thứ hai của mình sẽ đi đến đâu với một người vợ ngang bướng thế này.

Phút thành thật: Vợ chồng rạn nứt vì bình trà mãng cầu 99 nghìn đồng - 11

Chuyện khiến tôi bức xúc nhất là vợ sắp cưới đề cập đến đất đai, sổ đỏ. Căn nhà hiện tại bố mẹ đã nói sẽ cho vợ chồng tôi nhưng sổ đỏ vẫn mang tên ông bà và do ông bà giữ. Cô ấy muốn ông bà làm thủ tục sang tên sổ đỏ cho tôi và đưa tên cô ấy vào. Tôi không hiểu tại sao, một người chưa chính thức bước chân vào nhà tôi, cũng chưa đăng ký kết hôn lại có thể đưa ra yêu cầu này. Cô ấy bảo, vì trong bụng cô ấy là con của tôi.

Cãi nhau quá nhiều khiến tôi không còn hứng thú với chuyện cưới xin. Tình cảm giữa tôi và vợ sắp cưới cũng dần rạn nứt. Chẳng lẽ, tôi phải bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với sự hoang mang và chán nản thế này?

 

Bài viết: Hạ Nhiên

Thực hiện: Nãm Trung Nguyên

Thứ Hai, ngày 29/05/2023 07:51 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])