Những dòng chữ nhói lòng của sinh viên mắc kẹt ở nước ngoài: “Tôi cô độc hơn bao giờ hết”

Naomi Nguyen, một sinh viên ở Sydney, đã chia sẻ câu chuyện nghe mà thấy nhói lòng về việc bị mắc kẹt ở nước ngoài. Đến giờ, hằng ngày, cô vẫn đối diện với nỗi sợ hãi và lo lắng vì tiền thì cạn dần mà không biết lúc nào mình mới được về.

Naomi Nguyen, 22 tuổi, từ Sydney (Úc), đang bị kẹt ở Tây Ban Nha.

Naomi Nguyen, 22 tuổi, từ Sydney (Úc), đang bị kẹt ở Tây Ban Nha.

Hồi đầu năm nay, Naomi Nguyen, một sinh viên 22 tuổi, đang làm trợ lý tiếng Anh ở một trường trung học tại Valencia (Tây Ban Nha) trong vài tháng. Nhưng rồi đất nước này bắt đầu phong tỏa từ ngày 14/3.

Nguyen là một trong số rất nhiều người bị mắc kẹt ở nước ngoài ở thời điểm đầu đại dịch. Trong một bài đăng Facebook, cô viết:

“Hôm thứ Sáu, tôi vẫn đang làm việc ở trường. Tối thứ Sáu, bỗng mọi doanh nghiệp đóng cửa vô thời hạn. Đêm thứ Bảy, chúng tôi không được phép ra khỏi nhà nữa”.

Nguyen miêu tả tiếp về trải nghiệm của mình: “Ban đầu, chúng tôi được bảo sẽ ở nguyên tại chỗ trong 2 tuần. Thế rồi, khi nước Úc kêu gọi người Úc quay về nước, thì rõ ràng là họ đang nói tới “những du khách người Úc”. Còn rất nhiều người khác đang mắc kẹt ở nước ngoài thì được bảo ở yên tại chỗ nếu còn có chỗ ở, công việc và được chăm sóc y tế. Đó là những người như tôi”.

Thời hạn 2 tuần đã hết, Nguyen được bảo rằng cô có thể sẽ trở lại làm việc vào tháng 5. Nên cô quyết định ở lại để làm tiếp cho đến lúc kết thúc năm học ở Tây Ban Nha - vào tháng 6.

Lẽ ra, Nguyen chỉ làm việc ở Tây Ban Nha từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.

Lẽ ra, Nguyen chỉ làm việc ở Tây Ban Nha từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.

Gần đến thời điểm này, Nguyen đặt vé cho chuyến bay đầu tiên có thể để bay về Úc - vào tháng 8. Kể từ đó, chuyến bay của cô đã bị dời lịch 2 lần.

Nguyen viết: “Bây giờ Chính phủ Úc đã quyết định có giới hạn trong các chuyến bay, nên tôi gần như không thể quay về. Ở Sydney, chỉ được có 30 khách trên một chuyến bay. Nên các hãng hàng không ưu tiên cho khách thương gia, đó là cách duy nhất để họ kiếm tiền. Hầu hết những người mua vé hạng phổ thông như chúng tôi bị lấy chỗ đã đặt để trao cho người nào khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho vé hạng thương gia. Thật tàn nhẫn”.

Nguyen đính một tấm biển SOS ở ban công tại Tây Ban Nha.

Nguyen đính một tấm biển SOS ở ban công tại Tây Ban Nha.

Nguyen cho biết, hiện giờ cô đang ở nhờ từ nhà người bạn này sang nhà người bạn khác ở Anh vì tiền của cô sắp hết, mà tôi không có nguồn thu nhập nào cả”. Cô cũng rất buồn vì cô và nhiều người khác còn bị chế nhạo trên mạng, như: “Lẽ ra cô nên quay về sớm hơn”, hay “cô xứng đáng bị mắc kẹt như thế”.

Nguyen nói, cô hy vọng rằng, việc chia sẻ câu chuyện của cô sẽ giúp phá bỏ định kiến và nhận thức sai lệch mà những người bị mắc kẹt ở nước ngoài đang phải chịu. Cô sinh viên này buồn bã nói, cô rất nhớ mẹ và từng “chỉ nằm cuộn tròn và khóc”, và giờ thì “tiền tiết kiệm đang tiến đến con số 0”.

Cô sinh viên này nói, cô rất nhớ mẹ. Đây là ảnh Nguyen chụp cùng mẹ ở Úc trước khi bay sang Tây Ban Nha.

Cô sinh viên này nói, cô rất nhớ mẹ. Đây là ảnh Nguyen chụp cùng mẹ ở Úc trước khi bay sang Tây Ban Nha.

Nguyen kết luận thật đau lòng: “Tôi chưa bao giờ cảm thấy cô độc thế này. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị bỏ mặc thế này, cứ như thể tôi chẳng là gì cả, không có ý nghĩa, không có giá trị”.

Hiện Nguyen cũng chưa biết khi nào mới có thể quay trở về Úc, vì có rất ít chuyến bay, với số người giới hạn và giá vé đắt đỏ. Mà dù có thể lên máy bay, thì cũng sẽ phải đổi chuyến nhiều lần với những hãng hàng không khác nhau, và rất có nguy cơ là lại bị mắc kẹt ở một đất nước nào đó ở giữa chừng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hành trình về nhà “như phim” của du học sinh Đài Loan vừa hạ cánh tại Cam Ranh

Từ Đài Loan về Việt Nam chỉ mất hơn 3 giờ bay thôi, nhưng để về được đến nhà, mình đã mất… gần 3 tháng chờ đợi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thục Hân ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN