Đọc sách về vật lý thiên văn từ cấp 2, nữ sinh 10x ước mơ khám phá vũ trụ

Sự kiện: Giới trẻ 2024

"Xem, đọc về vật lý thiên văn từ cấp 2, mình nhận thấy bản thân có lẽ hợp với nghiên cứu khoa học. Mình quyết định thử và muốn biến những kiến thức đã đọc được trong sách thành trải nghiệm nghiên cứu thực tế mỗi ngày" - cô gái sinh năm 2000 nhớ lại.

Chân dung Lã Thùy Linh - cô gái đam mê khám phá vũ trụ.

Chân dung Lã Thùy Linh - cô gái đam mê khám phá vũ trụ.

Đọc sách về vật lý thiên văn từ cấp 2, dần muốn hiểu và khám phá vũ trụ

Không giống như nhiều bạn nữ khác thiên về khoa học xã hội, Lã Thùy Linh (sinh năm 2000) sớm thích đọc sách về vật lý thiên văn (là một phần của ngành thiên văn học có quan hệ với vật lý ở trong vũ trụ, bao gồm các tính chất vật lý của các thiên thể như ngôi sao, thiên hà, không gian liên sao - PV) và xem các chương trình trên kênh Địa lý quốc gia. Dần dần nữ sinh bị "cuốn" vào lĩnh vực này từ lúc nào và ngày càng muốn tìm hiểu, khám phá vũ trụ.

"Xem, đọc về vật lý thiên văn từ cấp 2, mình nhận thấy bản thân có lẽ hợp với nghiên cứu khoa học. Mình quyết định thử và muốn biến những kiến thức đã đọc được trong sách thành trải nghiệm nghiên cứu thực tế mỗi ngày" - cô gái sinh năm 2000 nhớ lại.

Xác định được mục tiêu, đích đến từ sớm nên Linh đã "vạch ra" một lộ trình cụ thể để thỏa mãn mong ước được khám phá vũ trụ. Lên cấp 3, cô bạn chọn chuyên Lý của THPT chuyên KHTN (thuộc Đại học KHTN, ĐHQGHN) sau đó bén duyên với khoa Vũ Trụ và Ứng dụng của ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Tại đây, cô như "cá gặp nước" và cuốn mình vào nhiều giờ nghiên cứu mỗi ngày.

Lên ĐH, Linh cố gắng học tập đạt học bổng, lấy tiền trang trải học phí. Nhờ vậy, nữ sinh 10x có thời gian vừa học, vừa xin đi làm nghiên cứu chung với các thầy. Nếu ngày nào không phải học nhiều, Linh sẽ dành 6 đến 8 tiếng cho việc nghiên cứu.

Sau 3 năm học tập, Thùy Linh đã được nhận vào Trung tâm Vũ trụ Việt Nam làm việc ngay sau đợt bảo vệ luận văn kỳ thực tập (12/8/2021). Trong tương lai, cô có dự định du học thạc sĩ tại Pháp để tiếp tục hành trình nghiên cứu và khám phá vũ trụ.

Linh chụp cùng thầy hướng dẫn và các bạn trong nhóm dự án về kính thiên văn.

Linh chụp cùng thầy hướng dẫn và các bạn trong nhóm dự án về kính thiên văn.

Khoa học Vũ trụ có "rộng mở" với Thùy Linh không?

Đến năm 3 đại học, Linh quyết định theo chuyên về Công nghệ vệ tinh thuộc khoa Vũ trụ và Ứng dụng để đi sâu vào nghiên cứu.

Khoa học Vũ trụ có "rộng mở" với Linh không?" Cô đáp: "Ngày trước, gia đình không ủng hộ sự lựa chọn này của mình. Ba mẹ nghĩ con gái theo nghiên cứu sẽ vất vả nên khuyên mình học sang kinh tế. Tuy nhiên, mình xác định trước, ngành này khá đặc thù, nhưng nếu đã muốn theo đuổi phải quyết tâm, không có gì là dễ cả. Mình cũng phải cân nhắc về khả năng, sở thích và quyết tâm trước khi quyết định theo ngành".

Những khó khăn khi tiếp cận với Khoa học Vũ trụ mà Linh gặp phải đó là hạn chế về phần mềm dùng để mô phỏng (những phần mềm khá tốn kém) và về điều kiện thử nghiệm (ví dụ như các mô hình dùng để thực hành về vệ tinh còn chưa được phổ biến). Không để những hạn chế đó làm ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu, cô gái sinh năm 2000 chủ động hỏi bạn bè, anh chị khóa trên xem ai có phần mềm thì cài giúp; chủ động tham gia vào việc xây mô hình thí nghiệm phục vụ cho việc học.

Linh tâm sự: "Từ sự giúp đỡ, hướng dẫn, trao đổi nhiệt tình của các thầy, bạn bè làm trong ngành nên mình dần vơi đi áp lực trong quá trình nghiên cứu. Tới thời điểm hiện tại, mình nhận định, con gái theo ngành Công nghệ vệ tinh sẽ không gặp quá nhiều cản trở. Tuy ngành này chưa phổ biến ở Việt Nam, tỉ lệ cạnh tranh chưa cao nhưng có ưu điểm là có thể kết hợp với nhiều ngành khác, khá hấp dẫn và gây tò mò.

Bằng sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, mình mong ước, tương lai sẽ được đóng góp vào những dự án vệ tinh trong nước, kết nối được nhiều bạn yêu và đam mê khám phá Vũ trụ".

Linh và các bạn cùng lớp trong buổi hội thảo về mô hình vệ tinh dạy học.

Linh và các bạn cùng lớp trong buổi hội thảo về mô hình vệ tinh dạy học.

Trò chuyện thêm với người trực tiếp tham gia nhận xét và đánh giá khóa luận tốt nghiệp của Thùy Linh, Tiến sĩ Lê Xuân Huy (Trung tâm Vũ trụ Việt Nam) cho biết: "Giữa tháng 8, tôi có điều kiện trực tiếp ngồi trong Hội đồng đánh giá khóa luận tốt nghiệp của bạn Linh tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH). Ngay sau buổi bảo vệ, tôi quyết định nhận Linh vào trung tâm làm việc. Tôi đánh giá cao về kết quả học tập, kỹ năng làm việc nhóm đặc biệt là tác phong làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm của bạn sinh viên này. Do đó, tôi nghĩ rằng một bạn trẻ như vậy cần thử sức ở một môi trường mới, song song với việc tiếp tục học lên cao hơn nữa để phát triển bản thân".

Cũng theo TS. Huy, nữ giới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nam giới nếu muốn làm các công việc thiên về kỹ thuật. Tuy nhiên, không chỉ ở công nghệ vệ tinh mà trong rất nhiều ngành kỹ thuật khác, vẫn có rất nhiều các nữ chuyên gia nếu họ giữ được đam mê và khát vọng. Do đó, đừng để điều này làm rào cản của bạn, hãy chinh phục và thử thách bản thân.

Một số thành tích tiêu biểu của Lã Thùy Linh:

- Tham dự ASEAN Astronomy Camp năm 2017 tại Thái Lan.

- Tham dự Cube in Space năm 2018.

- Giải nhì Olympic Vật lý sinh viên 2019.

- Tham gia một số dự án ở trường: CANSAT ( làm vệ tinh nhỏ), làm đế kính thiên văn tự động, xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống điều khiển và xác định tư thế bay của vệ tinh (ADCS).

- Tổ chức các hội thảo với chủ đề thiên văn để truyền bá kiến thức thiên văn đến cho mọi người.

- Đạt học bổng trong cả 3 năm học tại ĐH Khoa học và Công nghệ: năm nhất được 50%, năm 2 được 75%, năm 3 được gần 100%.

- Được nhận vào Trung tâm Vũ trụ Việt Nam làm việc ngay sau đợt bảo vệ luận văn.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ sinh xinh như hoa đạt 3 điểm 10 kỳ thi THPT Quốc gia 2020 giờ ra sao?

Vẫn như ngày mới được biết đến nhờ thành tích thi cử xuất sắc, Thu Hường luôn giữ được sự tự tin và lạc quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Linh ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN