Đây là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Sinh ra trên dải đất nơi mùa đông lạnh buốt da, mùa hè như chảo lửa, nơi đất cằn, bão lũ thường ghé thăm, có lẽ vì vậy những đứa con miền Trung ngay từ khi sinh ra đã ý thức sâu sắc rằng: Muốn "đổi đời" chỉ còn một con đường duy nhất là học và học.

Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi kiến thức uy tín thu hút sự tham gia của rất nhiều học sinh giỏi các trường THPT trên toàn quốc. Ngày hôm qua, vòng nguyệt quế của cuộc thi chung kết lần thứ 17 một lần nữa được trao cho cậu học trò sinh ra từ vùng đất lửa Quảng Trị - Phan Đăng Nhật Minh.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước - 1

Vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 17 thuộc về đầu cầu Quảng Trị

Đây là niềm vui cho đầu cầu Quảng Trị, nhưng cũng là niềm tự hào cho cả miền Trung khi sự kiện trên còn đánh dấu 3 năm liên tục vòng nguyệt quế ở lại với dải đất này.

Còn nhớ, vào năm ngoái, em Hồ Đắc Thanh Chương, trường THPT chuyên Quốc học Huế, (Thừa Thiên - Huế) trở thành nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16 với số điểm 340. Trước đó nữa vào năm 2015, quán quân chương trình này cũng đã xướng tên một thí sinh Quảng Trị là em Văn Viết Đức, học sinh trường THPT TX Quảng Trị với số điểm 250.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước - 2

Những người con miền Trung từng đoạt vòng nguyệt quế

Tuy nhiên, không dừng lại ở cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, mà ngay cả trong các cuộc thi quốc tế, học sinh miền Trung luôn giành các giải cao tuyệt đối, mang lại vinh quang cho mảnh đất khắc nghiệt, đầy nắng và gió.

Mới đây nhất, phải kể đến huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế lần thứ 58, năm 2017 của Lê Quang Dũng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), Nguyễn Cảnh Hoàng, lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), Phan Nhật Duy, lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh (Hà Tĩnh).

Hay là Nguyễn Thế Quỳnh, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình), Trần Hữu Bình Minh, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) với những tấm huy chương vàng của Olympic Vật lý quốc tế 2017. Ngoài ra, không thể không nhắc đến Trương Đông Hưng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Quốc học Huế với huy chương Vàng trong kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2017…

Lục lại kí ức, ngược theo dòng lịch sử, có thể thấy rằng, trong tiến trình lịch sử, miền Trung luôn được biết đến là vùng đất học và là nơi đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước.

Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà nơi đây đã sinh ra những con người như Nguyễn Ái Quốc, Lê Lợi, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Phú, Lê Hồng Phong… Những con người đã sống mãi trong lòng dân bởi sự uyên thâm và những cống hiến cho quê hương, Tổ quốc.

Nhưng, có một điều chúng ta phải thừa nhận, khi nhắc đến miền Trung là nhắc đến ngay những trận thiên tai, bão lũ và sự nghèo khổ.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước - 3

Nhắc tới miền Trung là nhắc tới bão-lũ

Thiên nhiên đã không ban tặng nơi đây nguồn tài nguyên dồi dào hay điều kiện khí hậu thuận lợi. Chỉ có những dãy núi cao hiểm trở với địa hình dốc kéo dài từ Tây sang tận Đông, hay những con sông chảy xiết và những con đèo, dãy núi quanh co.

Nơi đó còn có những mùa đông gió rét, những mùa hè nắng như đổ lửa, những mùa thu hanh khô kéo dài tưởng chừng như bất tận. Và đặc biệt là những trận lũ lụt, những cơn bão kinh hoàng “dày xéo” người nông dân khuôn mặt má hóp, thân hình gầy guộc, nước da đen nhẻm hết tháng này qua tháng khác.

Tuy nhiên, chính việc hằng ngày phải đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn đã tạo nên ở con người miền Trung một đặc điểm tính cách phi thường. Đó là sự chịu đựng gian khổ, đặc biệt là sự ý thức vươn lên để làm chủ số phận, cuộc đời.

Trong dòng chảy khổ cực ấy, chính gian khổ đã tạo nên nhu cầu bứt phá, thay đổi số phận, đồng thời thôi thúc con em miền Trung vươn lên thoát cái khổ, cái nghèo. Và trong ý thức của các em, con đường duy nhất để “đổi đời” chỉ có thể là nắm lấy tri thức, chăm chỉ “dùi mài kinh sử” và tiến thân bằng con đường học vấn, quan trường.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước - 4

Điều kiện sống khắc nghiệt đã tôi luyện các em ý chí và sự kiên cường

Hơn thế, tinh thần hiếu học của học sinh miền Trung không chỉ là sản phẩm của sự nỗ lực của bản thân các em mà đó còn là sự kỳ vọng, đức hy sinh của những người xung quanh. Những câu chuyện về cha mẹ nhịn ăn, nhịn mặc để con đến trường, ông giáo làng luyện thi miễn phí cho các sỹ tử… không còn xa lạ ở mảnh đất miền Trung này.

Những thành công ở Đường lên đỉnh Olympia hay trên các đấu trường quốc tế là minh chứng cho sự nỗ lực không biết mỏi mệt của con em và bản thân họ. Đúng là đất cằn thì luôn cho trái ngọt!

Thầy giáo quẩy tưng bừng, hàng nghìn học sinh ”bay quên đường về”

Thầy hiệu phó cùng học sinh "quẩy" hết mình trong lễ tổng kết hè ở trường THPT Thái Phiên, Hải Phòng khiến dân...

Bạn có những băn khoăn muốn chia sẻ, những tâm tư muốn được giãi bày, những khúc mắc muốn nhờ tư vấn? Hãy gửi ngay những tâm sự của bạn tới mail bantrecuocsong@24h.com.vn để các chuyên gia tâm lý, tình yêu gỡ rối giùm bạn

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Lê ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN