Dân mạng tranh cãi nảy lửa chiếc giày trắng hồng hay xanh xám?
Cũng có người ở mỗi thời điểm khác nhau lại thấy chiếc giày này có màu khác nhau.
Cách đây nhiều năm, cộng đồng mạng thế giới từng tranh cãi dữ dội về màu sắc của một chiếc váy có thiết kế đơn giản. Người thì cho rằng nó có màu xanh đen, người lại khẳng định, nó có màu vàng trắng.
Mắc dù đã được lý giải là do lượng ánh sáng mắt mỗi người nhận được là khác nhau nên sẽ thấy được các màu sắc khác nhau nhưng ai nấy đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình.
Theo bạn, chiếc giày này có màu xanh xám hay hồng trắng?
Mới đây, một sản phẩm khác lại khiến cộng đồng mạng tranh cãi nảy lửa vì màu sắc của nó. Đó là một chiếc giày thể thao mà mỗi người nhìn vào lại thấy màu sắc khác nhau. Người thì cho rằng nó có màu hồng phấn kèm theo đường viền trắng, người lại nhất mực khẳng định, nó có màu xám ghi và xanh da trời.
“Nhìn thế nào cũng ra màu xanh xám. Đã cố nhìn thật lâu để ra màu trắng hồng nhưng không thể”, một nick name khẳng định.
“Ai nhìn ra màu xanh xám thì mắt có vấn đề rồi nhé. Về uống thuốc cho tới khi nhìn ra màu trắng hồng là khỏi bệnh”, một nick name nhìn ra màu trắng hồng phản pháo.
Lại có người cho rằng ở mỗi thời điểm khác nhau họ lại thấy chiếc giày có màu sắc khác nhau. “Lúc đầu nhìn thì thấy màu xanh xám, sau đó đọc bình luận, nhìn lại lần nữa xem sao thì lại ra hồng trắng. Sau đó, có nhìn thế nào cũng không ra màu xanh xám được nữa”, một bạn trẻ bối rối.
Hình ảnh này được chia sẻ trên Facebook bởi tài khoản tên Nicole Coulthard. Quá phân vân về màu sắc của chiếc giày, Nicole chụp lại và đăng tải lên mạng để hỏi mọi người.
Cũng như chiếc váy xanh đen hay vàng trắng năm nào, màu sắc kỳ lạ của chiếc giày thể thao này cũng có thể lý giải.
Sở dĩ người nhìn ra màu xanh xám, người thấy màu hồng trắng là bởi bước sóng của các màu sắc khác nhau phản xạ khác nhau khi đi qua võng mạc. Não bộ con người có khả năng lọc màu nền và ánh sáng xung quanh để giúp mắt nhận thức màu sắc của đồ vật. Tuy nhiên, ở những bức ảnh có chiều sắc tố xanh thì khả năng nhận thức màu sắc sẽ bị ảnh hưởng.
Do vậy, với hình ảnh này, nhiều người đã bị ảo giác thị giác đánh lừa.
Câu nói "Chỉ có bức tường là trường tồn với thời gian" có thực sự chính xác?