Chàng trai đứng sau chương trình lắp phao bơi trên loạt cầu ở Hà Nội

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Anh Nguyễn Văn Tú (30 tuổi, Hà Nội) là người đã tài trợ toàn bộ 1000 kính bơi, 1000 phao cứu sinh cho chương trình “Tình yêu sông Hồng”.

Hành trình vượt lên chính mình

Anh Nguyễn Văn Tú là người tài trợ toàn bộ 1000 kính bơi và phao cứu sinh cho chương trình “Tình yêu sông Hồng”

Anh Nguyễn Văn Tú là người tài trợ toàn bộ 1000 kính bơi và phao cứu sinh cho chương trình “Tình yêu sông Hồng”

Là một trong số ít người đã vượt qua thử thách bơi 10km trong cuộc thi Chiến binh sông Hồng, ít ai biết rằng anh Nguyễn Văn Tú cũng chính là mạnh thường quân đã tài trợ toàn bộ kính bơi và phao cứu sinh cho chương trình “Tình yêu sông Hồng”.

Anh Tú cho biết, ngay từ nhỏ anh đã rất yêu thích việc bơi lội, tuy nhiên khi đó bản thân anh có nền tảng thể lực kém, chỉ bơi được một đoạn ngắn đã đuối sức. Không những thế, các kỹ năng về bơi lội ngoài môi trường thực thế như sông hồ anh Tú cũng hầu như đều không có và “chỉ bơi theo bản năng”. Sau đó, anh Tú đã quyết tâm học bơi chuyên nghiệp, học từ các vận động viên chuyên nghiệp và ra sông bơi trực tiếp.

Anh tham gia cuộc thi Chiến binh sông Hồng và vượt qua thử thách bơi 10km liên tục nhờ sự nỗ lực tập luyện và những kỹ năng quý giá được nhóm Bơi khám phá chia sẻ. “Những km cuối cùng là gian nan và kinh khủng nhất, sức lực cạn kiệt, chủ yếu vượt qua bằng ý chí là chính. Khi chạm mốc 10km, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, tôi đã vượt qua chính mình.”, anh Tú nhớ lại.

Anh Tú cho biết, việc học bơi ngoài thực tế khác xa so với ở trong bể bơi rất nhiều

Anh Tú cho biết, việc học bơi ngoài thực tế khác xa so với ở trong bể bơi rất nhiều

Theo anh Tú, học bơi ở bể so với học bơi ngoài thực tế khác xa rất nhiều. Do đó, mỗi người phải có kiến thức bơi lội, kỹ năng sinh tồn để trước hết là để đảm bảo an toàn cho bản thân, hỗ trợ người khác khi gặp nạn. Anh Tú khẳng định việc trang bị cho mình kiến thức, việc bơi một cách nghiêm túc và an toàn là cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến anh Tú rất ủng hộ chương trình Tình yêu sông Hồng.

Với anh Tú, làm kinh doanh cũng tương tự như bơi lội. Đã từng lăn lộn nhiều nghề từ công ty phần mềm, công ty xây dựng, công ty công nghệ… và trải qua nhiều thất bại, anh Tú hiểu rằng muốn hái được “trái ngọt” và chạm đỉnh vinh quang thì ngoài việc đam mê, yêu thích cần phải thực sự nỗ lực, quyết tâm. Đến thời điểm này, anh Tú đã đạt được những thành tựu nhất định.

Hiện anh đang là chủ sở hữu của một công ty, quản lý của một quỹ đầu tư, quỹ học bổng Mon Scholarship và sáng lập quỹ từ thiện Mon Swimming.

Người “gieo” những hạt giống hạnh phúc

Bản thân là một người trẻ, anh Tú cho biết, anh có nhiều sở thích nhưng những cái đó chỉ với mục đích cá nhân mình, còn những hoạt động thiện nguyện thì đem lại niềm vui cho nhiều người, điều này ý nghĩa hơn rất nhiều.

Anh Tú cho rằng “cho đi là còn mãi”, anh muốn chia sẻ một phần những gì mình đang có cho xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao anh quyết định tài trợ toàn bộ 1000 kính bơi, 1000 phao cứu sinh cho chương trình “Tình yêu sông Hồng” sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi.

Theo anh Tú, Việt Nam là nước giáp ranh nhiều biển, sông hồ, trong khi đó tỷ lệ biết bơi ở Việt Nam (đặc biệt là trẻ em) đang rất thấp. Chương trình “Tình yêu sông Hồng” sẽ giúp nhiều người, đặc biệt là trẻ em có kỹ năng bơi lội, sinh tồn dưới nước giảm thiểu trường hợp đuối nước thương tâm mà báo đài vẫn đưa tin mỗi khi mùa hè đến.

Ngoài việc dạy kỹ năng bơi lội, chương trình còn dạy trẻ các kỹ năng cứu người đuối nước khi gặp nguy hiểm.

Ngoài việc dạy kỹ năng bơi lội, chương trình còn dạy trẻ các kỹ năng cứu người đuối nước khi gặp nguy hiểm.

Được biết, việc lắp phao cứu sinh tại các cầu tại Hà Nội chỉ là một hoạt động nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện Tình yêu sông Hồng.

Thời gian vừa qua, nhóm của anh Tú đã lắp phao cứu sinh tại các cây cầu dọc sông Hồng tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Nội…Dự kiến, những ngày tới, nhóm sẽ thực hiện lắp phao tại các tỉnh tiếp theo là: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng… Ngoài ra, tại mỗi tỉnh, các tình nguyện viên trong nhóm Bơi khám phá sẽ dạy kỹ năng bơi miễn phí cho các em nhỏ và những người mong muốn phát triển kỹ năng bơi lội.

Ngoài bơi lội, anh Tú còn có nhiều hoạt động tài trợ trong lĩnh vực giáo dục từ cấp 1-3, cụ thể là tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại trường Tiểu học và THCS Minh Cường, bên cạnh đó ủng hộ thiết bị giáo dục (tivi, máy chiếu, ghế đá…), đồng thời trao học bổng cho các em học sinh. Dự kiến thành lập quỹ học bổng cho các bạn học sinh THPT Chuyên Nguyễn Huệ, tài trợ trong nhiều năm, trước tiên năm nay sẽ tặng cho các bạn học sinh có thành tích xuất sắc cho học tập.

Chia sẻ về những dự định sắp tới, anh Tú cũng cho biết, sau chương trình này anh có kế hoạch sẽ cùng một số người khác phát triển một số hoạt động liên quan đến bơi lội. Ví dụ như lập bể bơi dạy kỹ thuật nâng cao về kỹ thuật bơi lội nâng cao ngoài sông hồ, có chuyên gia và có thiết bị đặc biệt hỗ trợ (camera, máy đo,…kiểm tra động tác người bơi lội xem có đúng kỹ thuật không).

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ sinh sư phạm tiếp nối ước mơ được đi học của mẹ với thành tích đáng ngưỡng mộ

Bắt đầu với môn Sinh học từ con số 0, Phạm Ngọc Ánh (22 tuổi, cô sinh viên năm cuối, chuyên ngành Sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đạt điểm tổng kết 3,98/4....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Yến ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN