Cha mẹ không nên đưa con đi thi?

Theo giảng viên Lê Anh Sơn, quá nhiều lời hỏi han cùng lúc sẽ làm các em thêm căng thẳng, áp lực đè  lên áp lực.

Mướt mải mồ hôi, khi đứng, lúc ngồi, vạ vật dưới gốc cây, quán nước. Khuôn mặt, ánh mắt không giấu nổi vẻ lo lắng, sốt ruột xen lẫn niềm hy vọng... là hình ảnh quá quen thuộc của phụ huynh đưa con đi thi đại học.

Cha mẹ không nên đưa con đi thi? - 1

Hình ảnh phụ huynh vạ vật chờ con làm bài

Nhiều bậc cha mẹ chia sẻ, chỉ có tự mình đưa con đi thi, hàng ngày tự tay chăm lo, trò chuyện với con thì mới yên tâm. Người Việt vẫn thường nói “con lo một, bố mẹ lo mười”. Trong ngày thi, cha mẹ bao giờ cũng là người lo lắng, vất vả nhất. Khi thí sinh bước ra khỏi phòng thi, bao giờ cha mẹ cũng là người đầu tiên hỏi han thí sinh có làm được bài không? Ước chừng được mấy điểm...

Tuy nhiên, cũng vì vậy mà rất có thể, cha mẹ vô tình tạo thêm áp lực cho con trong ngày thi. 

Thời gian qua, một số ý kiến trên các mạng xã hội cho rằng, cha mẹ không nên đưa con đi thi, thay vào đó nên để một người thân khác đưa đi thi.

Trước ý kiến trên, giảng viên cao cấp Lê Anh Sơn - chuyên gia huấn luyện và định hướng nghề nghiệp giới trẻ cho rằng, con đi thi cần có bố mẹ đồng hành động viên, nhất là những em chưa bao giờ xa nhà.  Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý không nên bày tỏ cảm xúc, thất vọng dù con có làm được bài hay không.

Bởi thí sinh đi thi vốn đã quá căng thẳng, đôi khi bài làm chưa tốt, nhưng khi nhìn ánh mắt thất vọng của bố (mẹ) sẽ khiến thí sinh thêm áp lực, hay gọi cách khác là “áp lực chồng áp lực”.

Hãy tưởng tượng, nếu đứa con vừa ra khỏi phòng thi, bao giờ bố mẹ cũng đến bên con hỏi làm được bài thi không? Và con trả lời rằng “làm bài không tốt”.

“Ngay lúc này, nếu phụ huynh tỏ ra thất vọng hay trách móc con, chắc chắn sẽ làm cho thí sinh này mất tinh thần, tự tin. Do vậy, trong trường hợp con không làm bài thi tốt, cha mẹ động viên, chia sẻ với con", ông Lê Anh Sơn cho hay.

Giảng viên Lê Anh Sơn chia sẻ câu nói ông thấy ấn tượng của một bà mẹ an ủi con khi làm bài thi không như ý muốn: “Ừ mẹ cũng thấy các bạn ở đây nói bài thi hôm nay khó, chắc là khó chung thôi con ạ”.

Ông cho rằng, thí sinh không làm bài tốt đã diễn ra rồi, dù cha mẹ có ứng xử sao chăng nữa, kết quả bài làm cũng không thay đổi. Do vậy, điều quan trọng nhất là hướng đến môn thi tiếp theo, chứ không phải ngồi than vãn.

Cha mẹ không nên đưa con đi thi? - 2

Ông Lê Anh Sơn - Chuyên gia huấn luyện và định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ

Một điểm đáng lưu ý khác, thông thường, sau mỗi buổi thi, thí sinh sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỏi han của gia đình, cô, gì, chú bác bên nội, bên ngoại... 

Chuyên gia huấn luyện và định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ Lê Anh Sơn cho rằng, quá nhiều lời hỏi han cùng lúc sẽ làm các em thêm căng thẳng, trong khi đó, kỳ thi là lúc các em cần thư giãn đầu óc. Quan trọng hơn, nhiều khi người thân thăm hỏi có ý tốt, nhưng cách thể hiện sự quan tâm thái quá, hoặc lỡ lời nói ra những điều không cần thiết... làm thí sinh suy nghĩ, tăng thêm áp lực.

Do vậy, tốt nhất gia đình hãy hỏi các em sau kỳ thi kết thúc. Hoặc nếu có hỏi trong kỳ thi thì sự quan tâm nên hướng vào việc thí sinh có khỏe không, mệt không, ăn uống ra sao, nghỉ ngơi thế nào?... Không nên chăm chăm hỏi thí sinh thi thế nào, làm được bài không, ước chừng được mấy điểm... chỉ làm thí sinh thêm căng thẳng, ảnh hưởng đến kết quả các môn thi sau.

Bố mẹ đưa con đi thi đại học
Theo bạn, bố mẹ có nên đưa con đi thi?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Thọ ([Tên nguồn])
Chuyện sĩ tử với mùa thi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN