7 câu hỏi phỏng vấn xin việc khó nhằn và cách trả lời

Trước khi đi phỏng vấn chắc hẳn bạn đã tìm hiểu rất kỹ các câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời sao cho tốt nhất. Tuy nhiên, có những câu hỏi phỏng vấn xin việc hóc búa buộc bạn phải suy nghĩ thật kỹ và trả lời một cách thông minh, khéo léo để không bị “bắt thóp”.

Nhà tuyển dụng “làm khó” ứng viên bằng cách để họ tự đánh giá mình. (Ảnh minh họa)

Nhà tuyển dụng “làm khó” ứng viên bằng cách để họ tự đánh giá mình. (Ảnh minh họa)

7 câu hỏi hóc búa và gợi ý cách trả lời dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho bạn ghi điểm, chinh phục nhà tuyển dụng, bạn cùng tham khảo nhé.

Điểm yếu của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn tự nhận thức được mình có điểm yếu gì. Quan trọng hơn là bạn đã đối diện với điểm yếu đó ra sao. Liệu điểm yếu đó tác động như thế nào đến cách làm việc, năng suất, hiệu quả của bạn?

Câu trả lời gợi ý thường là tập trung vào điểm yếu không có mối liên quan trực tiếp đến đặc tính công việc. Chẳng hạn như ứng tuyển công việc hành chính văn phòng có thể nói điểm yếu thiên về sáng tạo. Nếu về dịch vụ xây dựng khách hàng bạn có thể nói điểm yếu là kỹ năng kỹ thuật… Lưu ý là cách nói phải khéo léo sao cho các điểm yếu này không ảnh hưởng đến công việc và bạn đã nỗ lực ra sao để khắc phục nó.

Theo thang điểm 10 thì bạn tự đánh giá mình bao nhiêu điểm?

Nhà tuyển dụng “làm khó” ứng viên bằng cách để họ tự đánh giá mình. Nếu cho điểm cao thì liệu bạn có quá tự tin, tự mãn về bản thân. Nếu cho điểm thấp thì bạn có thể bị đánh giá là tự ti, nhút nhát và thấp kém về năng lực. Nếu cho điểm ở mức trung bình thì liệu bạn có mờ nhạt so với các ứng viên khác?

Với câu hỏi phỏng vấn xin việc khó nhằn này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra về chỉ số tự tin, tự nhận thức thực lực và sự khẳng định năng lực bản thân của bạn. Tốt nhất nên tránh đưa ra một con số cụ thể. Thay vào đó bạn hãy khéo léo chia sẻ một vài đặc điểm nổi bật nhất có thể giúp bạn tự tin làm tốt công việc này và khẳng định bạn là người đặc biệt theo cách riêng.

Tại sao bạn nghỉ việc?

Câu hỏi này hầu như luôn có trong các cuộc phỏng vấn tìm việc và nó được xem như “cái bẫy”. Nhà tuyển dụng muốn biết chính xác lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Chẳng hạn mức lương, môi trường làm việc, công việc không đúng năng lực chuyên môn, sở trường… Sâu xa hơn, họ muốn tìm hiểu xem bạn có mối bất hòa, thậm chí xung đột nào với sếp hay đồng nghiệp cũ không? Thông thường đó đều là các lý do khiến bạn nghỉ việc. Tuy nhiên, câu trả lời lý tưởng là bạn không nên tiết lộ. Không bày tỏ sự chán nản công việc, các mối quan hệ nơi làm cũ. Thay vào đó là nêu ra những lý do vô hại và bạn khao khát được ứng tuyển vào công việc mới.

Bạn mong ước được làm việc vị trí này ở công ty nào nhất?

Thông qua câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng đang muốn kiểm tra ứng viên liệu thực sự mong muốn gắn bó với công ty, có “đứng núi này trông núi nọ” hay không. Do đó, đừng dại dột tiết lộ một công ty nào đó mà bạn mong ước nhưng chưa đủ tầm. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn ứng tuyển vào công ty vì không đủ năng lực hoặc chọn họ làm bàn đạp “nhảy” việc sau này.

Hãy nêu lên một vài lý do khiến bạn ứng tuyển là văn hóa công ty, môi trường làm việc hoặc mục tiêu mà công ty đang hướng đến.

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu và cách ứng phó khi gặp vấn đề tiêu cực. (Ảnh minh họa)

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu và cách ứng phó khi gặp vấn đề tiêu cực. (Ảnh minh họa)

Nếu cấp trên muốn bạn làm một việc tiêu cực nhưng có lợi cho công ty, bạn sẽ làm gì?

Câu này khá là hóc búa với ứng viên. Tuy nhiên nếu là một người khôn ngoan và có kinh nghiệm bạn sẽ có cách trả lời xác đáng. Bạn có thể nói, nếu chọn giữa lợi ích công ty và lợi ích cá nhân, tôi sẵn sàng vì công ty. Tuy nhiên, điều sai trái tôi sẽ không thực hiện dù đó là đề nghị từ cấp trên. Vì tôi hiểu rằng, dù làm bất cứ việc gì cũng cần có đạo đức nghề nghiệp. Nếu làm điều sai trái một lần với sếp hiện tại thì cũng có thể làm điều tương tự trong các trường hợp khác và tôi sẽ tự đánh mất sự nghiệp của mình bằng những sai lầm nối tiếp. Do đó, tôi sẽ mang lại lợi ích cho công ty bằng chính năng lực và hiệu quả công việc tôi đảm nhận chứ không phải bằng các mánh khóe.

Mục tiêu của bạn là gì? 3 hay 5 năm sau bạn sẽ là ai?

Đây không phải là câu hỏi phỏng vấn xin việc quá khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo của bạn. Đừng đưa ra các câu trả lời kiểu như 5 năm nữa tôi muốn xây dựng cho mình một công ty riêng. Những mục tiêu này bạn giữ riêng để nỗ lực. Nhà tuyển dụng sẽ không hề thích và cho rằng bạn ứng tuyển chỉ vì muốn chuẩn bị riêng cho mình chứ không phải đóng góp cho lợi ích công ty. Thay vào đó, bạn nên đưa ra các câu trả lời chung chung. Chẳng hạn mục tiêu 5 năm là tôi trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, một người giỏi trong ngành, một thành viên ưu tú của công ty hay nỗ lực hơn vì sự phát triển thịnh vượng của công ty…

Nếu công ty đưa ra một chính sách trái ngược mong muốn của bạn thì sao?

Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu và cách ứng phó khi gặp vấn đề tiêu cực. Hầu hết các nhân viên sẽ làm việc chểnh mảng, bực bội và nói xấu. Thậm chí là biểu tình, đình công… như một cách phản đối khi công ty đưa ra chính sách không thỏa đáng.

Bạn nên tránh câu trả lời thể hiện các nội dung trên. Thay vào đó, hãy nêu quan điểm cá nhân một cách tích cực, rõ ràng và dứt khoát theo hướng xây dựng. Bạn sẽ đưa ra biện pháp đối thoại rõ ràng với cấp trên để hiểu nhau và tìm kiếm thỏa thuận hợp lý cho đôi bên.

Trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc một cách thông minh, chinh phục nhà tuyển dụng, đặc biệt ở công ty tầm lớn không phải là điều dễ dàng. Giữa nhiều ứng viên giỏi và có kinh nghiệm, làm để bạn tạo ấn tượng tốt, trở thành người được chọn. Quyết định là ở sự nỗ lực về cả năng lực và sự khéo léo thể hiện của bạn. Hãy khác biệt theo cách của riêng mình để nắm lấy cơ hội, đặc biệt khi đó là khao khát sự nghiệp của bạn.

Nguồn: [Link nguồn]

Những cuộc phỏng vấn xin việc bi hài khiến ứng viên muốn “đập bàn” bỏ đi

Không phải ai cũng may mắn có buổi phỏng vấn xin việc tốt đẹp. Một số người rơi vào tình cảnh tréo ngoe đến độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đặng Hảo ([Tên nguồn])
Tìm việc - Tuyển người Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN