Xét xử cựu chủ tịch công ty chứng khoán trong vụ lừa đảo 300 tỉ đồng

Sự kiện: Tin pháp luật

Cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán SME cùng chín bị cáo khác bị đưa ra xét xử trong vụ án lừa đảo với số tiền bị chiếm đoạt lên tới gần 300 tỉ đồng.

Ngày 9-5, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án lừa đảo liên quan Công ty Cổ phần Chứng khoán SME (SMES) và Công ty Cổ Phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu Khí (PVFI). Phiên toà dự kiến kéo dài 10 ngày.

Các bị cáo tại tòa ngày 9-5. Ảnh: TP

Các bị cáo tại tòa ngày 9-5. Ảnh: TP

Trong số 10 bị cáo, sáu người bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bao gồm ông Phan Huy Chí (cựu chủ tịch SMES), Phạm Minh Tuấn (cựu tổng giám đốc SMES)… cùng hàng loạt cán bộ của công ty này.

Bốn người còn lại bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đều là cựu lãnh đạo và cán bộ của PVFI, gồm ông Chu Xuân Lai (cựu tổng giám đốc), Lê Xuân Tân (cựu phó tổng giám đốc), Vũ Xuân Công (cựu phó Ban dịch vụ tài chính) và Vũ Thị Hồng Lan (cựu trưởng ban dịch vụ tài chính).

Theo cáo trạng, SMES thành lập năm 2006, có vốn điều lệ 255 tỉ đồng. Công ty đăng ký các ngành kinh doanh như lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và môi giới chứng khoán.

Từ tháng 4-2010 đến tháng 3-2011, do cần tiền để sử dụng cá nhân và thanh toán các khoản nợ cũ, ông Chí, ông Tuấn cùng thuộc cấp tại SMES đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối như tạo dựng khách hàng, xác nhận, phong toả khống số dư chứng khoán có tính thanh khoản cao trong tài khoản giao dịch chứng khoán của các khách hàng.

Hành vi này nhằm tạo niềm tin và chiếm đoạt của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), PVFI và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Habubank Hà Nội, với tổng số tiền gần 300 tỉ đồng.

Đáng chú ý, để các bị cáo tại SMES thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS xác định có sự đồng phạm của nhiều lãnh đạo PVFI, thông qua việc thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm.

Cụ thể, nhóm bị cáo tại đơn vị này đều là những người có chức trách, nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp. Thế nhưng, họ đã không làm đúng, đầy đủ quy trình hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết của PVFI và qui định tại hợp đồng cung cấp dịch vụ hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết đã được ký kết giữa PVFI với SMES.

Ngoài ra, khi PVFI ký kết các hợp đồng về việc niêm yết chứng khoán với SMES đã không có mặt các bên cùng tham gia; không thực hiện đúng với nội dung hợp đồng...

Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện để bị cáo Phan Huy Chí cùng đồng phạm lợi dụng chiếm đoạt gần gần 112 tỉ đồng của PVFI…

Nguồn: [Link nguồn]

Sập “bẫy” ”sàn chứng khoán ảo”, cô gái ở Hà Nội mất gần 700 triệu đồng

Sàn chứng khoán ảo, một sân chơi thu hút rất nhiều người trẻ tham gia thử sức đầu tư tài chính. Đây cũng chính là "mảnh đất" mới mà tội phạm khai thác, lập nên các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyến Phan ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN