Đại gia thủy sản và 3 cựu cán bộ ngân hàng VDB bị truy tố

Đại gia Tòng "Thiên Mã" dùng các hợp đồng, chứng từ khống để vay vốn hơn 147,3 tỷ đồng của Ngân hàng VDB Cần Thơ.

Ngày 17-1, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố các bị can về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", gồm: Phan Bá Tòng (44 tuổi, còn gọi là Tòng "Thiên mã", nguyên Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thiên Mã, trụ sở tại KCN Trà Nóc 2, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ); Trần Thị Diễm (48 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty Thiên Mã) .

Liên quan đến vụ án này, có 3 bị can khác nguyên là cán bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (VDB), bị truy tố về tội tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", gồm: Nguyễn Thị Mai (61 tuổi, nguyên Trưởng Phòng Tín dụng xuất khẩu); Lâm Chí Công (42 tuổi, nguyên Phó Phòng Tín dụng xuất khẩu) và Huỳnh Thanh Trúc (38 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng).

Đại gia thủy sản và 3 cựu cán bộ ngân hàng VDB bị truy tố - 1

Đại gia thủy sản Tòng "Thiên Mã". Ảnh: Anh Hưng

Theo cáo trạng, trong quá trình vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB Cần Thơ, bị can Phan Bá Tòng đã sử dụng tiền vay tại 13 khế ước nhận nợ của hợp đồng tín dụng xuất khẩu hạn mức số 02/2009 để trả cho các khoản nợ tại các ngân hàng khác.

Bị can Tòng đã chỉ đạo Diễm cùng một số nhân viên khác lập giả báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010 từ lỗ trên thực tế thành có lãi. Sau đó, tạo dựng các hợp đồng, chứng từ mua bán cá nguyên liệu khống để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, tạo ra tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay để lập hồ sơ đề nghị vay vốn và đề nghị giải ngân tại VDB Cần Thơ. Với thủ đoạn trên, Tòng "Thiên Mã" đã chiếm đoạt hơn 147,3 tỉ đồng vay gốc của VDB Cần Thơ.

Riêng các bị can: Mai, Công, Trúc là những người có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thẩm định, xét duyệt, đề xuất cho Công ty Thiên Mã vay theo 2 khế ước nhận nợ nhưng không làm đúng theo quy định về điều kiện vay vốn tín dụng xuất khẩu, quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu. Từ đó, dẫn đến hậu quả để bị can Tòng, Diễm chiếm đoạt hơn 147,3 tỉ đồng không có khả năng thu hồi cho VDB Cần Thơ.

Ngoài ra, cáo trạng cũng nêu ông Lương Quang Minh, nguyên Giám đốc VDB Cần Thơ là người trực tiếp chỉ đạo, quyết định và ký các hợp đồng tín dụng xuất khẩu, giải ngân cho Công ty Thiên Mã vay, phải chịu trách nhiệm chính trong việc cố ý làm trái các quy định cho vay, gây hậu quả. Tuy nhiên, do ông Minh đã chết nên cơ quan CSĐT không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Còn đối với các cá nhân khác tại Công ty Thiên Mã, trong đó có vợ của bị can Tòng, cơ quan CSĐT xác định đã thực hiện theo sự chỉ đạo của Tòng "Thiên mã" lập và ký các phiếu mua, nhập cá nguyên liệu khống…

Tuy nhiên, do Tòng "Thiên mã" cam kết bằng văn bản sẽ chịu mọi trách nhiệm về việc chỉ đạo, nếu không làm sẽ bị đuổi việc nên chấp nhận thực hiện. Cơ quan CSĐT cho rằng, các cá nhân này là nhân viên, bị phụ thuộc, buộc thực hiện theo sự chỉ đạo và không được hưởng lợi gì nên không xem xét xử lý hình sự.

Từ những kết luận trên, Cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố Phan Bá Tòng đã phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 139 BLHS 1999. Trong đó, khoản 4 quy định chiếm đoạt tài sản có giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Các bị can Mai, Công, Trúc bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 165 BLHS năm 1999, có khung hình phạt từ 10 năm đến 20 năm.

Đề nghị truy tố 7 thanh tra giao thông Cần Thơ vòi ”mãi lộ”

Công an TP Cần Thơ đã kết thúc điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến 7 cán bộ Thanh tra giao thông TP Cần Thơ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ca Linh (Người lao động)
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN