Đại án tham nhũng tại ALC II: Đề nghị 3 án tử, 3 chung thân

Nhận định hành vi của các bị cáo là cực kỳ nguy hiểm, “hô biến” giá trị thiết bị lặn gấp 1.300 lần so với giá mua thật sự để chiếm đoạt 130 tỉ đồng của nhà nước nên VKSND TP HCM đã đề nghị 3 án tử hình.

Sau 3 ngày xét xử, chiều 18/9, VKSND TP HCM đã đề nghị 3 án tử hình đối với Vũ Quốc Hảo (SN 1955, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cho thuê Tài chính II - ALC II), Phạm Minh Tuấn (SN 1958, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cát Long Hải) và Hoàng Lộc (SN 1965, Tổng giám đốc Công ty Thẩm định giá Việt Nam-Vivaco) về tội “Tham ô tài sản”.

Đại án tham nhũng tại ALC II: Đề nghị 3 án tử, 3 chung thân - 1

Vũ Quốc Hảo (đứng đầu) và đồng phạm

Ngoài ra, VKSND TP HCM còn đề nghị 3 án chung thân đối với Lê Thị Minh Huệ (SN 1969, Kế toán trưởng Cát Long Hải), Vũ Đức Hòa (SN 1979, Giám đốc Công ty Cát Long Hải) và Lê Phúc Đức (SN 1976, trưởng phòng giám định Vivaco). Còn 4 bị cáo khác bị đề nghị từ 15 đến 20 năm tù cùng tội danh với các bị cáo nói trên.Vũ Quốc Hảo (đứng đầu) và đồng phạm

VKSND TP HCM nhận định với mục đích rút tiền của Công ty ALC II thông qua Công ty Cát Long Hải để sử dụng cho cá nhân, Hảo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tổng giám đốc công ty ALC II để bàn bạc với Tuấn, Hòa và Huệ mua thanh lý thiết bị lặn Tinro 2 của hải quan Hải Phòng với giá 100 triệu đồng. Sau đó, Hảo cùng với Lộc và Đức nâng giá trị tàu lên gấp 1.300 lần rồi chỉ đạo cấp dưới giải ngân 130 tỉ đồng, sau đó lấy 78,8 tỉ đồng đi mua đất.

Đại án tham nhũng tại ALC II: Đề nghị 3 án tử, 3 chung thân - 2

Các bị cáo tiếp sức cho Vũ Quốc Hảo

Hành vi của các bị cáo gây tổn thất 130 tỉ đồng. Bị cáo Hảo là chủ mưu vụ án thực hiện một loạt hành vi để đạt được mục đích riêng của mình. Hai bị cáo Lộc và Tuấn đã tiếp sức tích cực cho bị cáo Hảo, nếu không có hai bị cáo này thì Hảo không thể thực hiện trót lọt phi vụ trên.

Theo cáo trạng, năm 2003, Hảo cùng với Tuấn và một số người khác thành lập Công ty Cát Long Hải - là công ty sân sau của Hảo. Biết ông Kochi (người Nhật Bản) có tàu lặn Tinro 2 và muốn hợp tác nên Hảo đã thỏa thuận đưa tàu này thành tài sản góp vốn vào Cát Long Hải.

Do tàu không có hồ sơ pháp lý, chưa được đăng ký, đăng kiểm nên Tuấn đã chuyển tàu Tinro 2 ra địa phận Hải Phòng để tạo tình huống bắt giữ. Ngày 8-6-2008, Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra, tạm giữ tàu Tinro 2.

Sau đó, tàu này được bán đấu giá và Công ty Cát Long Hải mua với giá 100 triệu đồng. Các đối tượng đã tìm cách nâng giá trị tàu lặn Tinro 2 từ 100 triệu đồng lên thành 130 tỉ đồng và chỉ đạo cấp dưới thực hiện hợp đồng mua bán, thuê tài chính giữa Công ty ALC II và Cát Long Hải để giải ngân 130 tỉ đồng.

Sau khi có tiền, Hảo đã chiếm đoạt 78,8 tỉ đồng để mua 89.496 m2 đất tại huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho Cát Long Hải và thanh toán nợ xấu của công ty.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ph.Dũng (Người Lao Động)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN