“Bông hồng Tokyo” và phiên tòa thế kỷ (Kỳ cuối)
Bản án 10 năm tù và lời xin lỗi muộn màng của Tổng thống dành cho "bông hồng Tokyo".
Phiên tòa thế kỷ…
Phiên tòa xét xử Iva Aquino bắt đầu ngày 5/7/1949, một ngày sau đêm sinh nhật lần thứ 33 của cô. Ngày 29/9 năm đó, bồi thẩm đoàn tuyên bố cô có tội theo bản cáo trạng. Bồi thẩm đoàn phán quyết rằng:
“…vào một ngày trong tháng 10/1944, chính xác là ngày Đại Bồi thẩm đoàn, bị cáo, tại Tokyo, Nhật Bản, trong một studio phát thanh của Đài phát thanh Nhật Bản, đã nói vào microphone về sự mất tích của những con tàu”.
Iva Aquino trong tù.
Bản án này đã làm cho Iva Aquino, người được biết tới với biệt danh “Bông hồng Tokyo”, trở thành người thứ 7 bị kết án vì tội phản quốc trong lịch sử đất nước. Ngày 6/10/1949, Iva Aquino bị tuyên phạt 10 năm tù giam và 10.000 đô la vì tội phản quốc. Trong khi đó, dù cùng đồng cam cộng khố và làm những giệc giống với Iva trong những ngày ở Nhật nhưng Cousens bị quân đội Úc đưa ra xét xử và không bị buộc tội phản quốc. Không những thế, anh còn được làm việc ở đài phát thanh Sydney. Đại úy Ince được thăng quân hàm Thiếu tá.
… và bản án oan
Năm 1974, những phóng viên điều tra đã phát hiện các nhân chứng chính trong vụ xét xử Iva Aquino đã gian dối trong lời khai và quá trình pháp lý bị xâm phạm sâu sắc.
Một kết luận của quân đội về chương trình “Không giờ” do nữ phát thanh viên có biệt danh “bông hồng Tokyo” rằng: “Nhìn từ góc độ truyền thông, phân tích của quân đội cho rằng chương trình không có ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần quân lính, thậm chí còn nâng đỡ họ đôi chút”.
Tạp chí Times viết: “Các chương trình của “Không giờ” không làm gì để làm mờ ý chí của quân lính Mỹ. Các quân nhân đã được thưởng thức các bản nhạc nổi tiếng, hải quân Hoa Kỳ có những giây phút giải trí khi được lắng nghe sự châm biếm hài hước của “bông hồng Tokyo” trong mỗi lần phát sóng”.
Ngày 28/1/1956, Iva được thả tự do từ trại cải tạo liên bang dành cho phụ nữ ở Alderson, phía Tây bang Virginia. Tổng thời gian cô phải ở tù là 6 năm 2 tháng. Bà trở lại Chicago, làm việc trong cửa hàng của bố mình cho tới khi ông qua đời.
Ngày 19/1/1977, Tổng thống Gerald Ford xin lỗi Iva Aquino khiến bà là công dân duy nhất bị kết tội và từng được một vị tổng thống xin lỗi. Ngoài ra, chính thẩm phán và những kẻ đã làm chứng chống lại bà cũng đã lên tiếng xin lỗi vì những “mù quáng” của họ. Iva Aquino qua đời năm 2006, hưởng thọ 90 tuổi.
Người chịu trách nhiệm về vụ án "bông hồng Tokyo" là Brundidge bị truy tố về tội khai man và hối thúc nhân chứng khai man.