Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet

Sự kiện: Thời sự

Đường sắt Việt Nam đang đổi mới từ cấu trúc lại ngành nhưng với hành khách thì việc đổi mới phục vụ hành khách lại bắt đầu từ những cái toilet ở trên từng toa xe!

Vài năm trước, khi hành trình Bắc - Nam bằng tàu lửa, chuyện rửa mặt, đánh răng, đi vệ sinh... là cực hình với hành khách. Thế nên mới có câu: "Đi tàu sợ nhất rửa chân! Nước non không có, cực thân của mình!".

Ngoài chuyện nước cấp trên tàu thiếu thốn, không đủ phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu của khách đi tàu thì chuyện "nhà tàu" cho xả thẳng xuống dọc dài đường sắt Bắc - Nam "cả nước, cả cái" của khách đi vệ sinh cũng gây nhiều phản cảm.

Thế nên khi chuẩn bị đến dừng ở các ga, việc đầu tiên của nhân viên toa xe là đi đóng cửa nhà vệ sinh, khóa lại. Khi tàu rời khỏi ga thì mới cho mở lại cửa nhà vệ sinh!

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 1

"Dấu tích" còn lại của các nhà vệ sinh cũ trên các toa xe là những bộ chốt cửa phía ngoài có các tai và lỗ móc ống khóa!

Khi đó, đường sắt còn "chơi ngon" bằng việc "mặc định" trên cửa phòng vệ sinh loại "xí xổm"... và "xí bệt" với các logo khác nhau và gắn kèm tiếng Anh hẳn hòi.

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 2

Một buồng "xí xổm" trên toa xe cũ

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 3

Bảng hiệu"xí bệt" trên một toa xe 

"Xí bệt" là theo cách gọi phương ngữ miền Bắc. Thực chất nó là loại bàn cầu ngồi như cách gọi của người dân phía Nam. Nhưng ở cả hai loại "xí xổm" và "xí bệt" nước cấp luôn thiếu và xả thẳng xuống đường ray nên mới có câu ca như nêu trên!

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 4

Bên trong của một buồng "xí bệt" có bàn cầu ngồi

Thời gian gần đây, đường sắt Việt Nam bắt đầu thay đổi cách phục vụ khách đi tàu bằng việc lắp hệ thống vệ sinh tự hoại trên từng toa xe và cấp nước liên tục, đầy đủ cho suốt hành trình. Thế nên khách có thể đi vệ sinh hoặc cả tắm rửa khi tàu dừng ở các ga....

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 5

Các bàn cầu cũ được "hiện đại hóa" với hai tay vịn, nắm hai bên cho khách khỏi bị đong đưa khi tàu rung lắc và đặc biệt là hệ thống dội nước tự động.

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 6

...và bảng hướng dẫn khách làm nước tự động... dội!

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 7

Ở nhiều toa xe, buồng vệ sinh tách biệt khỏi chậu rửa bởi tấm vách chung

Nhưng với hai công năng chung một tấm vách này sẽ làm cho không gian của cả hai bị bó hẹp, kém thoải mái.

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 8

Khách phải loay hoay trong phòng vệ sinh tự hoại quá chật chội

Ở nhiều toa xe khác, tấm vách chung được tháo ra tạo không gian thoáng hơn cho cả việc rửa mặt, tắm và đi vệ sinh...

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 9

Buồng vệ sinh 3 trong 1, rửa mặt, tắm và đi toilet

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 10

Nhiều chậu rửa được gắn bằng đá granite hẳn hòi và có cả gương soi cho khách

Chùm ảnh: Đường sắt đổi mới bắt đầu từ... cái toilet - 11

Sự thân thiện của đường sắt với hành khách còn được thấy ở nhiều cửa bán vé ở một số ga có khoét lỗ kính tròn ngang tầm mặt người dân. Như thế khi người dân đến mua vé sẽ không phải "cúi mình" nhìn và nói qua khuôn kính hẹp phía dưới như ở các công sở hiện nay

Với những đổi mới từ những chi tiết nhỏ như trên toa xe và thân thiện với dân hơn từ khâu mua vé ở các ga, hy vọng đường sắt Việt Nam sẽ ngày càng gần dân hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lưu Đức - Hoàng Tuyên (Pháp luật TP.HCM)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN