Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai

Trong đêm tối, bất chấp ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội, có nguy cơ lan rộng, người dân vẫn tìm mọi cách bảo vệ cung điện chính, nơi đặt tượng Lê Lai.

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 1

Rạng sáng 1/12, cổng tam quan của đền thờ Trung túc vương Lê Lai (người dân địa phương gọi là Đền Tép), tọa lạc tại xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa đã xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn. Khi thấy lửa bốc lên, người làng Tép đã khua trống, kẻng báo động mọi người đến. Có hàng trăm người dân trong làng, trong xã đã cùng nhau lập đường dây chuyền nước từ hồ bán nguyệt phía trước đền để dập lửa. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 2

Bà Bùi Thị Lục (79 tuổi) kể, khi đang ngủ thì nghe nhiều tiếng nổ lép bép, bà liền gọi các con dậy xem có việc gì thì thấy lửa bốc cháy dữ dội ở khu đền Tép. Ngọn lửa bao trùm, sáng rực cả một góc làng. "Nhà nhà lấy xô, chậu, xoong nồi múc nước ở hồ trước đền để cứu hỏa. Nhưng lửa cháy to quá, mọi người không thể dập nổi", cụ bà nói. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 3

Cận cảnh một trong rất nhiều cây cột chính bị ngọn lửa thiêu rụi thành than. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 4

Vụ hỏa hoạn đã khiến trung tâm tòa Tam Quan của đền bị cháy trơ khung gỗ. Nhiều thiết bị, hạng mục của tòa Tam Quan bị hư hỏng, cháy đen. Hiện chưa thống kê chính xác thiệt hại. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 5

Lê Lai là vị tướng tài tham gia từ những ngày đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn. Trong một lần bị giặc Minh vây hãm nghĩa quân Lam Sơn, không còn lối thoát, ông đã đóng giả Lê Lợi liều mình cứu chúa và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Cảm kích trước tấm lòng trung kiên của Lê Lai, sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã cho lập đền thờ Lê Lai ở làng Tép - quê hương ông và lệnh cho quần thần muôn đời sau phải làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 6

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai tọa lạc tại xã Kiên Thọ hàng trăm năm nay. Vụ hỏa hoạn khiến người dân vô cùng bàng hoàng và thương tiếc, chỉ trong tích tắc tất cả đã biến thành than tro.  Vụ hỏa hoạn được phát hiện lúc 1h ngày 1/12, nhanh chóng lan rộng.

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 7

Rất nhiều đồ vật thờ cúng đã bị lửa thiêu thành tro, biến dạng. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 8

Khung cảnh ngổn ngang sau khi đám cháy được khống chế. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 9

Phần cháy thuộc cổng tam quan của khu thờ Trung Túc Vương Lê Lai, ngay phía sau là điện chính nơi đặt tượng Lê Lai. Trong đêm tối, bất chấp ngọn lửa đang bùng cháy dữ dội, có nguy cơ lan rộng, người dân đã tìm mọi cách bảo vệ cung điện chính, nơi đặt tượng Lê Lai. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 10

Theo lời kể của người dân, ngọn lửa cao trên chục mét, trùm cả một vùng rộng lớn khiến nhiều cây cối cổ thụ nằm liền kề cũng bị thiêu rụi khô lá. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 11

Người dân Kiên Thọ vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi vụ cháy xảy ra. “Cả đời tôi chưa bao giờ thấy cháy đền chùa bao giờ”, bác Cẩm (65 tuổi, một người dân) cho biết. 

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 12

Đền Trung Túc Vương Lê Lai được cải tạo từ năm 2001 với nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày, thu hút hàng trăm lượt phật tử đến dâng hương, khấn vái.

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 13

Mái ngói bị ngọn lửa công phá đến tan hoang.

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 14

Cảnh tan hoang sau vụ cháy đền thờ Lê Lai - 15

Song song với công tác điều tra, người dân Kiên Thọ đang bắt đầu bắt tay vào dọn dẹp, phục dựng lại đền thờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Duy Cảnh (Tri thức trực tuyến)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN