Không nên để "sóng gió" Biển Đông gây hại kinh tế

Nếu mâu thuẫn Biển Đông làm các quốc gia ảnh hưởng nặng về kinh tế, đây sẽ là bước lùi trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, theo bình luận của tờ Jakarta Post.

Không nên để "sóng gió" Biển Đông gây hại kinh tế - 1

Đánh bắt cá là nghề nghiệp chính cho hơn 210 triệu người sống ven Biển Đông.

Mâu thuẫn Biển Đông đã chiếm trọn các dòng tít báo quốc tế mấy tuần vừa qua, đặc biệt sau phán quyết của tòa quốc tế. Sự khác biệt chính trị có thể ảnh hưởng các quan hệ kinh tế và khoản hỗ trợ phát triển sẽ “bốc hơi” nếu quan hệ đi xuống. Sự đối đầu trên biển, đặc biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản hoặc Mỹ, có thể làm tình hình thêm căng thẳng.

Tuy nhiên, theo Jakarta Post, những hệ quả tiêu cực không phải là không thể xử lý.

Dù sai khác về quan điểm nhưng các bên tranh chấp có thể tạo ra thế “cùng thắng”. Bất kì quốc gia nào muốn một châu Á thịnh vượng và độc lập, đều sẽ được lợi nếu tất cả các bên cùng giành thắng lợi về kinh tế.

Tham vọng của Bắc Kinh “một vành đai, một con đường” sẽ chạy dài từ đại lục tới đại dương. Ngân hàng Phát triển Hạ tầng Châu Á (AIIB) mà Trung Quốc mới thành lập với mục đích hỗ trợ vốn và tăng cường kết nối cho tham vọng này.

Có một điều không thể phủ nhận chính Trung Quốc là nước có vị thế lớn nhất trong khu vực này và Bắc Kinh sẽ dần tìm cách nuốt trọn Biển Đông. Các thực thể đa phương như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Á có thể dẹp bỏ phần nào tham vọng này của Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ hay Nhật Bản cũng sẽ đóng vai trò lớn thông qua những hiệp định thương mại quan trọng như TPP. ASEAN không phụ thuộc vào Trung Quốc tuy nhiên thương mại hai chiều là điều phải cân nhắc.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất khu vực với tổng khối lượng thương mại song phương chiếm 15,2%, theo sau là Nhật, EU và USA.

Không nên để "sóng gió" Biển Đông gây hại kinh tế - 2

Hội nghị ASEAN-Trung Quốc đã thống nhất ra tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa năm 2017.

Số liệu đầu tư cho thấy EU dẫn đầu với 16,4% tổng lượng vốn đổ vào ASEAN, sau đó là Nhật, Mỹ và Trung Quốc với 6,8%.  Dù nền kinh tế toàn cầu gặp biến động và Trung Quốc giảm phát, ASEAN sẽ vẫn cần tới Trung Quốc.

Là một quốc gia láng giềng với Trung Quốc, ASEAN hưởng lợi về kinh tế và chiến lược nếu coi Trung Quốc là một quốc gia quan trọng trong khu vực. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là sự cạnh tranh và kết nối chặt chẽ hơn nữa của cộng đồng ASEAN.

Kế hoạch thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ phải được thực hiện khẩn trương và cần một cơ chế giám sát, đánh giá tiến bộ của quá trình này.

Dù vậy, nhiều người hoài nghi vào tính thực tế của nhóm kinh tế ASEAN. Chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, chưa kể ASEAN không phải là một tổ chức quốc tế đủ mạnh để buộc mọi quốc gia phải tuân thủ luật.

Một điểm khác đáng chú ý là các quốc gia ASEAN đang cho thấy dấu hiệu muốn cải cách mạnh mẽ nền kinh tế. Lấy Indonesia làm ví dụ: Tổng thống Joko Widodo đã đưa ra 12 gói cải cách kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư.

Không nên để "sóng gió" Biển Đông gây hại kinh tế - 3

Tài nguyên dầu khí trở thành mâu thuẫn lớn giữa các nước trong khu vực.

Chính quyền Jakarta cũng tuyên bố kế hoạch chấn động khi giảm hạn chế đầu tư với người nước ngoài ở 49 lĩnh vực. Đây được xem là cơ hội lớn nhất dành cho cộng đồng quốc tế đầu tư ở Indonesia trong một thập kỷ qua. Không chỉ Indonesia, Thái Lan và Myanmar cũng đang tăng tốc trong kế hoạch cải cách của mình.

Điều cần nhất với các quốc gia ASEAN là vốn đầu tư tạo ra việc làm lương cao và cơ hội cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cải cách sẽ giúp ASAEN cạnh tranh và gắn kết hơn.

Đó là lí do vì sao thay vì quá tập trung giải quyết những mâu thuẫn trên biển, các quốc gia ASEAN nên chú ý hơn tới chương trình nghị sự để hợp tác, cải cách thuận lợi. Sự đổi mới không chỉ đến từ chính phủ, doanh nghiệp mà chính những công dân ASEAN.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh – Jakarta Post ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN