Apple, Samsung kiện nhau, Microsoft thắng lớn

Chiến thắng quyết định của Apple trong vụ kiện bằng sáng với Samsung có thể là cơ hội cho Microsoft vì các nhà sản xuất smartphone và tablet sẽ cân nhắc những rủi ro pháp lý khi sử dụng hệ điều hành Android.

Hồi tháng 07/2012, Microsoft dường như đã thách thức Apple và Samsung khi giới thiệu máy tính bảng Surface với nhiều đột phá “phá vỡ truyền thống”. Hiện còn phải chờ đợi liệu Windows 8 – hệ điều hành tối ưu hóa cho màn hình cảm ứng và điện thoại đám mây – có thể trở thành đối thủ lớn dành cho Android, phần mềm di động phổ biến nhất thế giới hiệu nay, hoặc iOS của Apple hay không. Nhưng các hãng di động đã từng cân nhắc dùng Windows thay thế cho Android nói rằng, phán quyết Samsung sao chép thiết kế và tính năng phần mềm của Apple đã tăng mối quan tâm của họ dành cho nền tảng của Microsoft. Nguyên nhân chính là do họ sợ vướng phải các vụ kiện bằng sáng chế với Apple.

Apple, Samsung kiện nhau, Microsoft thắng lớn - 1

Cuộc chiến giữa Apple và Samsung cũng đồng thời tấn công Android của Google – nền tảng được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất thiết bị di động. Chiến thắng trước Samsung có thể khiến Appl tiếp tục thêm nhiều vụ kiện nhằm vào Android.

“Một số nhà sản xuất Android như chúng tôi đã chuẩn bị đối mặt với các vụ kiện tương tự từ Apple. Vụ kiện Apple – Samsung đã đem lại cho chúng tôi một số điểm cần tham khảo về hoạt động cải tiến trong tương lai. Chúng tôi sẽ tập trung phát triển giao diện người dùng riêng dựa trên nền tảng Android.”, một nhà điều hành cấp cao của một hãng sản xuất thiết bị di động lớn của Trung Quốc đã phát biểu trước hãng tin Reuters. Người này yêu cầu giấu tên vì khong được phép tiếp xúc với giới truyền thông. Vị lãnh đạo này nói thêm: “Mặc dù phần lớn hàng hóa của chúng tôi đều chạy Android, xu hướng tiếp theo là đa dạng hóa sang các sản phẩm khác chạy Windows”. Người này dự đoán tỷ lệ smartphone Windows Phone xuất xưởng toàn thế giới sẽ tăng lên đáng kể, từ dưới 10% tới khoảng 30% trong vài năm tới.

Windows 8 phải "chinh phục" được người dùng

Windows 8 và Windows RT – phiên bản dành cho thiết bị dùng chip ARM phổ biến trong đa số các loại smartphone và máy tính bảng – sẽ được phát hành từ tháng 10/2012.

Một số nhà phân tích nghi ngờ khả năng hấp dẫn khách hàng của Microsoft. Ông Ron Laurie, một chuyên gia của Thung lũng Silicon về bản quyền trí tuệ và đầu tư, nói: “Microsoft được hưởng lợi từ toàn bộ cuộc chiến này vì họ là lựa chọn khác ngoài Android. Nhưng sự an toàn trước các vụ kiện thôi chưa đủ, các nhà sản xuất còn phải hấp dẫn được khách hàng”. Mà cho đến nay, thị trường đã chứng kiến đa số khách hàng thích điện thoại và máy tính bảng có nét giống sản phẩm của Apple, ông nói thêm.

Các nhà sản xuất phần cứng, hầu hết tại Đông Á và là các nhà sản xuất thiết bị gốc, đăng cân nhắn lựa chọn. Nhà phân tích Al Hilwa của hãng nghiên cứu IDC nói rằng: “Đây sẽ là sân chơi bình đẳng giữa Android và Windows Phone. Hai nền tảng sẽ phải cạnh tranh về tính năng và hỗ trợ từ các nhà phát triển để giành chiến thắng”.

Phố Wall cho rằng Microsoft sẽ có cơ hội giành lại vinh quang cũ, trong khi các nhà đầu tư trích dẫn khoảng thời gian hứa hẹn vào năm 2013. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn còn dè dặt với cổ phiếu của Microsoft.

Phán quyết trong vụ Apple vs Samsung được theo dõi rất sát ở trụ sở của Microsoft tại Redmond, Washington. Ngay sau phán quyết của tòa án, Giám đốc truyền thông và tiếp thị cấp cao của Microsoft, ông Bill Cox, đã có một thông điệp rất phấn khởi trên Twitter: “Ngay lúc này Windows Phone thật là tuyệt”.

Các nhà sản xuất có thể sử dụng hệ điều hành riêng

Một số quan chức của ngành công nghiệp nói rằng, hiện nay, các nhà sản xuất châu Á cần đầu tư để tùy biến thêm nền tảng Android, như Amazon đã làm với máy tính bảng Kindle Fire.

ZTE và Huawei, hai nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất châu Á, từ chối đi ra bình luận. Nhưng cả hai đều thông báo kế hoạch ra điện thoại Windows phone để bổ sung vào các dòng sản phẩm Android.

Nhà phân tích Seo Won-Seok của hãng nghiên cứu Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) nói rằng: “Các nhà sản xuất điệnt hoại Android như HTC, Motorola của Google và Sony sẽ có khoảng thời gian khó khăn trước mắt. Họ sẽ phải chịu chi phí sản xuất gia tăng và thêm nhiều rào cản khi tham gia hệ sinh thái Android. Họ đối mặt với cuộc chiến pháp lý tương tự với Apple”.

Giới phân tích cho rằng các nhà sản xuất cũng sẽ tìm kiếm các hệ điều hành di động khác ngoài Windows. Ví dụ như Samsung, cũng có điện thoại sử dụng phần mềm Bada. Các nhà sản xuất Trung Quốc có thể lựa chọn hệ điều hành mà họ tự phát triển như Baidu và Alibaba, nhưng Jane Wang, một nhà phân tích của hãng Ovum, nghi ngờ đây không phải cách hay vì các nền tảng này còn ít ứng dụng và dịch vụ hỗ trợ. Ông Wang nói: “Các nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chi phí và lợi ích khi đưa sản phẩm chạy một hệ điều hành khác”.

Một số nhà sản xuất khác đang đặc biệt đứng trước nguy hiểm lớn. Ví dụ, danh mục đầu tư smartphone của LG hoàn toàn là thiết bị Android. Họ rất dễ bị Apple tấn công trong cuộc chiến pháp lý.

HTC, đã từng dẫn đầu thị trường Android, cũng vấp phải một số vụ kiện với Apple và không có danh mục bằng sáng chế mạnh để chiến đấu lại. Họ rất dễ bị Apple tiếp tục kiện tụng. HTC đã thử giành lại thị phần với các mẫu điện thoại mới, loạt smartphone HTC One, kết hợp các chức năng chụp ảnh cao cấp và công nghệ âm thanh của Beats.

Ông Andrew Milroy, phó chủ tịch của công ty tư vấn Singapore Frost and Sullivan, nói rằng: “Đối với tất cả các nhà sản xuất, đây là một cuộc chiến rủi ro. Họ sẽ không muốn đánh cuộc kiểu một sống một còn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ictnew
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN