Tự chủ tài chính khi về hưu – nỗi trăn trở của nhiều người Việt

Nếu không được chuẩn bị tốt, tuổi về hưu sẽ kéo theo rất nhiều nỗi lo. Không chỉ về mặt tâm lý hay sức khỏe, một trong những nỗi lo thường gặp nhất ở tuổi này chính là vấn đề tài chính không đảm bảo, khiến cuộc sống những năm sau này trở nên bấp bênh, khốn khó.

Theo báo cáo Chỉ số Mối quan hệ Prudential 2017 (PRI), có tới 53% người Việt nghĩ rằng họ sẽ không có đủ tiền sinh hoạt, chi tiêu khi về hưu, và 44% luôn hy vọng con cái có thể hỗ trợ tài chính khi họ lớn tuổi. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như mong muốn. Không ít trường hợp cha mẹ bước vào giai đoạn hưu trí khi con cái vẫn còn đang đi học, hoặc đã nghỉ học nhưng chưa có việc làm, khiến cha mẹ phải chu cấp ngược lại; hoặc đang làm việc với mức thu nhập rất thấp khiến nhiều người con dù muốn cũng chẳng thể nào chu cấp, chăm lo tốt cho cuộc sống của cha mẹ được. Thêm vào đó, con cái cũng sẽ có những kế hoạch tài chính riêng, một số người sẽ chẳng thể chu cấp hoàn toàn nếu cha mẹ có nhu cầu tài chính cao... Do đó, quan niệm “tuổi già dựa hoàn toàn vào con cái” trên thực tế có rất nhiều rủi ro.

Tự chủ tài chính khi về hưu – nỗi trăn trở của nhiều người Việt - 1

Quan niệm “tuổi già dựa hoàn toàn vào con cái” trên thực tế có rất nhiều rủi ro.

Rất nhiều người Việt hiện tại vẫn chưa có ý thức chuẩn bị một kế hoạch tài chính lâu dài cho tuổi nghỉ hưu của mình. Nhiều người dành phần lớn số tiền tiết kiệm được để chu cấp cho người thân, con cái. Một số khác chỉ bắt đầu tiết kiệm vào những năm gần kề, cho nên sự thiếu hụt tài chính ở những năm sau này là viễn cảnh có thể thấy rõ. Cô Ngọc Nuôi – nội trợ tại quận Bình Thạnh chia sẻ: “Sau khi lo cho con cái yên bề gia thất, tôi bắt đầu tiết kiệm cho bản thân nhiều hơn vì muốn có đủ tiền trang trải cho tuổi già sắp tới. Vì thu nhập của hai vợ chồng cũng có giới hạn nên tôi vừa phải dè sẻn các khoản chi hàng ngày, vừa tích cóp để dành nên cuộc sống cũng cực nhọc hơn”.

Lắm rủi ro là vậy, tuy nhiên chỉ có 8% người Việt Nam gần đây mới bắt đầu tìm đến các đơn vị tư vấn tài chính cho mình, trong khi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu nên làm để đảm bảo tự chủ tài chính khi về già. Có người thân đang băn khoăn về “tiền dưỡng già”, chị Kim Phụng (Q.4) bồi hồi chia sẻ: “Cha tôi sắp bước vào tuổi nghỉ hưu nên bắt đầu lo lắng về khả năng kinh tế và các khoản tiền dự phòng cho bệnh tật. Dù tôi sẵn sàng hỗ trợ, nhưng ông không muốn trở thành gánh nặng của con cái. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên chủ động tìm tới các đơn vị tư vấn tài chính để xây dựng những kế hoạch dài hạn từ lúc còn trẻ để có đủ khả năng tự lo cho bản thân, tránh để cảm giác trở thành gánh nặng của con cái khiến mối quan hệ gia đình trở nên xa cách”. 

Cũng theo báo cáo PRI 2017 của Prudential, có tới 82% người Việt Nam mong muốn sống dựa vào tiền tiết kiệm và tài sản cá nhân của mình khi họ già đi. Tuy nhiên, lại chỉ có 60% xem việc tiết kiệm đủ tiền dành cho giai đoạn nghỉ hưu là mục tiêu tài chính hàng đầu của họ. Bên cạnh đó, có đến 57% người Việt cũng luôn lo lắng cho vấn đề tài chính của gia đình nếu như có bất kì rủi ro nào xảy đến với chính bản thân họ… Điều đó cho thấy, rất nhiều rủi ro có thể xảy ra khi chúng ta không có một kế hoạch tài chính vững vàng cho bản thân và gia đình.

Tự chủ tài chính khi về hưu – nỗi trăn trở của nhiều người Việt - 2

Để tuổi nghỉ hưu yên vui, chúng ta cần có 1 kế hoạch tài chính vững vàng.

Một trong những giải pháp đề phòng các rủi ro và tránh các áp lực tài chính cả ngắn hạn và dài hạn là hoạch định tài chính rõ ràng từ sớm. Các kế hoạch tài chính quen thuộc thường được mọi người lựa chọn như gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, chứng khoán hay đầu tư học hành cho con cái...  sẽ giúp chúng ta yên tâm về những quyết định quan trọng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người dân chọn mua bảo hiểm nhân thọ để vừa tích lũy, vừa bảo vệ chính mình, đảm bảo tương lai và chuẩn bị tốt hơn cho việc nghỉ hưu sau này. Hãy lựa chọn một đối tác đồng hành biết “lắng nghe” và “thấu hiểu” để giúp bạn gạt bỏ nỗi lo về tài chính và dành thời gian chăm chút cho những mối quan hệ quý giá.

Chỉ số Mối quan hệ Prudential 2017 (PRI) là kết quả của cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu và chia sẻ những điểm chính yếu giúp tạo nên một mối quan hệ bền chặt, cũng như chỉ ra sự tác động của các yếu tố xung quanh đến mối quan hệ cá nhân như thế nào. Biết được những điều này sẽ là chìa khóa giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trường thọ. Tìm hiểu toàn bộ kết quả khảo sát PRI 2017 tại đây.

Tự chủ tài chính khi về hưu – nỗi trăn trở của nhiều người Việt - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN