10 sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng máy tính (P2)

Sự kiện: Công nghệ

Dưới đây là những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng máy tính mà người dùng hay mắc phải và cách khắc phục.

6. Trả lời mail lừa đảo, thư rác

Email lừa đảo

Khi máy tính đang ngày càng được bảo mật tốt hơn và người dùng có hiểu biết công nghệ cao hơn, nhiều đối tượng xấu đã chuyển sang tấn công người sử dụng bằng chiến thuật lừa đảo. Người dùng cần cẩn thận xác minh và nâng cấp bảo mật email để ngăn ngừa hành vi trộm cắp danh tính.

Thư rác

10 sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng máy tính (P2) - 1

Ảnh minh họa

Hầu như tất cả các thư rác hiện nay đều có nguồn phát từ các máy tính bị nhiễm vi rút hoặc kẻ xấu. Trong trường hợp nhận được tin nhắn spam, người dùng không nên trả lời, chỉ cần xóa tin nhắn từ hộp thư đến để tránh nguồn này tiếp tục gửi thư rác nhiều hơn hoặc chia sẻ địa chỉ e-mail của bạn với nhiều nguồn thư rác khác.

Chuỗi Email

Lời khuyên quan trọng dành cho bạn là không nên gửi email cho một chuỗi các hòm thư bạn bè và người thân. Điều này sẽ giúp bạn tránh lây lan thư rác và phần mềm độc hại tới bạn bè, người thân.

7. Tải và cài đặt phần mềm có hại

Hiện nay, cách phổ biến nhất khiến máy tính bị nhiễm virus, phần mềm độc hại và crapware (phần mềm rác) là do người dùng tải và cài đặt phần mềm độc hại. Do đó, bạn cần luôn thận trọng khi tải về các phần mềm miễn phí và cần chú ý nguồn cung cấp các phần mềm miễn phí này.

Người dùng nên tải ở những đâu?

Kẻ xấu thường tải về bản sao hợp lệ của phiên bản gốc, sửa đổi các tập tin này, đính kèm với phần mềm độc hại và sau đó tải lên các tập tin có cùng tên. Hãy chắc chắn rằng bạn đang tải phần mềm về từ trang web của nhà phát triển đó hoặc một công ty có uy tín.

Không cài đặt trình quản lý download

10 sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng máy tính (P2) - 2

Ảnh minh họa.

Nhiều trang web thường đề nghị hoặc yêu cầu bạn phải cài đặt một trình cài đặt hoặc một trình quản lý download trước khi tải về chương trình. Những công cụ này sẽ gây bất lợi cho máy tính của bạn và thậm chí còn chứa các phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp khác. Do đó, người dùng cần tránh mọi trang web kiểu này.

Tránh quảng cáo trên các trang download

Để kiếm tiền và chi trả chi phí cho các băng thông cung cấp miễn phí phần mềm, các trang tải xuống thường hiển thị nhiều quảng cáo. Nhiều nhà quảng cáo thường đánh lừa người dùng bằng các cụm từ: “Download Now”, “Start Download” hoặc “Continue”. Do đó, bạn cần lưu ý các cụm từ này.

Hủy bỏ hoặc từ chối tải tự động

Một số trang web thường tự động cài đặt nhiều chương trình tải hoặc cập nhật tự động trước khi cho phép tải trang. Vì vậy, người dùng cần chú ý không nên đồng ý cài đặt/ cập nhật mọi thứ không rõ nguồn gốc từ các trang web này.

8. Không cập nhật hệ thống và phần mềm

10 sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng máy tính (P2) - 3

Ảnh minh họa

Ngày nay, máy tính và các phần mềm chạy trên máy tính luôn luôn phát triển. Vì vậy, cài đặt các bản cập nhật mới cho chương trình hoặc sửa lỗi bảo mật là việc vô cùng cần thiết, giúp cho máy tính của bạn có thể chạy trơn tru và an toàn hơn.

9. Không sử dụng thiết bị chống sét hoặc Bộ lưu điện UPS

10 sai lầm thường gặp nhất khi sử dụng máy tính (P2) - 4

Ảnh minh họa

Nếu phải thường xuyên cắm thiết bị vào ổ cắm tại một vị trí cố định, người dùng máy tính nên sử dụng thêm thiết bị chống sét để bảo vệ cho máy móc, thiết bị trong nhà khỏi tác động của nguồn cung cấp điện. Ngoài ra, nếu đang sử dụng máy tính để bàn, bạn nên trang bị thêm cho máy bộ lưu điện UPS. Thiết bị này sẽ cung cấp điện năng cho máy tính trong một khoảng thời gian tương ứng với công suất thiết kế, giúp hoạt động của máy không bị gián đoạn khi điện lưới gặp sự cố.

10. Mua phần cứng hoặc thiết bị ngoại vi không tương thích

Thị trường máy tính đang ngày càng trở nên đa dạng hơn với các loại sản phẩm: Chromebook, máy tính lai máy tính bảng, máy tính xách tay và máy tính bảng. Mặc dù tất cả các thiết bị này đều là máy tính nhưng không phải mọi phần cứng đều tương thích với tất cả các loại máy tính. Ví dụ, máy tính của Apple chạy hệ điều hành riêng biệt, khác với máy tính chạy Windows hoặc Linux. Do đó, trước khi mua phần cứng hoặc nâng cấp phần cứng đã cũ, người dùng cần đảm bảo các bộ phận này phải tương thích với máy tính, hệ điều hành và đáp ứng các yêu cầu hệ thống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trần Vy ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN