“Vua trường quay” mất ngai

Phần lớn đạo diễn phim bây giờ chỉ làm vai trò người làm thuê, phụ thuộc nhà sản xuất nên quyền lực tạo tác mang tính quyết định gần như không còn

Có quyền hay không là ở cách chọn lựa

Theo đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, trước đây nhà sản xuất lớn nhất của phim Việt là nhà nước. Nhà nước không can thiệp vào công việc cụ thể của các đạo diễn nên ai muốn sáng tạo thế nào cũng được.

Đạo diễn toàn quyền trên trường quay, tạo ra tác phẩm tốt là được. Nhưng khi xã hội hóa, nhà sản xuất tư nhân nhiều, họ bỏ tiền ra đầu tư phim để kinh doanh, thu lợi nhuận và can thiệp từ khâu kịch bản đến công việc đạo diễn. Đây là quy luật thị trường, phải chấp nhận.

Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cho rằng vị thế của đạo diễn còn là “vua trường quay” hay không trong thời đại ngày nay tùy thuộc vào từng loại phim tham gia. Nếu là phim nghệ thuật, độc lập, quyền lực của đạo diễn nhiều hơn và được làm theo ý mình.

Thậm chí, nếu người khác bỏ tiền đầu tư để đạo diễn làm phim nghệ thuật, họ cũng không can thiệp được nhiều và đạo diễn có quyền sáng tạo theo ý muốn. Nhưng phim thương mại, nhà sản xuất đầu tư để thu lợi nhuận, họ chi phối chủ yếu cũng vì mong tìm kiếm lợi nhuận. Nếu đạo diễn chấp nhận theo dòng phim thương mại, họ phải tuân thủ “luật chơi” và chịu sự chi phối từ nhà sản xuất.

Thực tế, dẫu là dạng phim nào, đạo diễn đã có uy tín trong nghề cũng dễ thuyết phục nhà sản xuất đáp ứng yêu cầu sáng tạo của mình, bắt tay cùng làm việc với nhau.

Hiện nay, nhiều nhà làm phim trẻ, mới ra trường cũng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận là người làm thuê, chạy theo “cơm áo”. Một số nỗ lực tìm tòi dòng phim nghệ thuật, phim độc lập, lao vào đó để được sáng tạo theo ý thích mà không bị áp lực thị trường đè nặng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Khuê ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN