Bóng bầu dục đại diện cho phong cách thể thao thành công trong thời trang
Bóng bầu dục là môn thể thao được nhiều người biết đến trên thế giới. Nhưng phong cách thời trang mà môn thể thao này mang lại đã để lại dấu ấn không thể phai trong lịch sử.
Trên khắp nước Mỹ, các sân vận động của trường đại học và câu lạc bộ chuyên nghiệp đều chật kín các cổ động viên mặc áo đấu; những chiếc áo bóng rổ và bóng đá, theo cách riêng của chúng, đã chuyển từ lĩnh vực thể thao sang lĩnh vực văn hóa, được mặc bên ngoài sân vận động chủ yếu trong trang phục streetwear và skate. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia có thể tranh luận rằng bản thân những chiếc áo này cũng không phải là một loại quần áo thực tế. Về cơ bản, áo bóng rổ là áo ba lỗ và áo bóng đá là áo phông. Mặc dù vậy, có một loại áo thể thao đã gây được tiếng vang và mở ra một con đường riêng cho chính nó.
Nguồn gốc
Vào những năm 1820, các học sinh tại ngôi trường tên là Rugby, miền Trung nước Anh, bắt đầu chơi một trò chơi liên quan đến việc chạy xung quanh với một quả bóng. Năm 1845, học sinh ở đó đã viết ra “luật chơi bóng ở trường Rugby”; trước đó, trò chơi được gọi là "phong cách Rugby" và cuối cùng, chỉ đơn giản là "Rugby" (hay còn gọi là “Bóng bầu dục”). Người ta thường nói rằng bóng bầu dục là môn thể thao của hooligan được chơi bởi các quý ông. Đồng phục của những người tham gia môn thể thao này những ngày đầu thể hiện rõ quan điểm này: áo sơ mi trắng cài cúc bằng vải flannel được kết hợp với quần tây phù hợp, mũ lưỡi trai nhỏ, nơ và đôi khi là kính một tròng.
Tuy nhiên, những chiếc áo sơ mi flannel trắng không phù hợp lắm trên sân cỏ. Đuôi áo sơ mi dài đã trở thành một trở ngại, hậu vệ rất dễ túm lấy đuôi áo và cản lại cầu thủ đối phương, trong khi đó quần tây dễ bị rách. Những chiếc áo sơ mi flannel nhanh chóng được thay thế bằng những chiếc áo len có cổ nhưng những người đã từng mặc đồ len đều biết rằng đây không phải là loại vải thoải mái nhất và dễ bị giãn. Lần thứ ba thay thế, các đội bóng đã chọn loại vải cotton dày để may thành áo sơ mi dài tay thi đấu.
Quan trọng không kém chất liệu là các chi tiết của cổ áo sơ mi: Cổ áo phải ngắn, cứng và không có cúc. Ngày nay, đây là những thứ dùng để phân biệt áo bóng bầu dục với áo polo - một người anh em họ xa có nguồn gốc tư sản - vào cuối thế kỷ 19, chúng là những chi tiết được thiết kế với mục đích an toàn cho người chơi. Cổ áo ngắn và cứng sẽ không bị bung ra và sẽ không cho các hậu vệ lợi dụng để giữ lấy từ phía sau khi cố gắng kéo cầu thủ đối phương xuống. Các cúc áo đã bị loại bỏ để người chơi không bị trầy xước khi bị ngã. Trong những năm sau đó, cúc lại được đưa vào áo bóng bầu dục nhưng được thiết kế giấu đi và thường được làm bằng vật liệu mềm, hơi dễ uốn (thường là cao su).
Áo bóng bầu dục cũng phát triển theo quan điểm thẩm mỹ vào cuối thế kỷ 19 và trong suốt đầu những năm 1900. Như với bất kỳ môn thể thao khác, các cầu thủ từ các đội bóng bầu dục khác nhau phải được phân biệt với nhau. Ban đầu, nhiều chiếc áo bóng bầu dục chỉ có màu đơn sắc, khi môn thể thao này phát triển, ngày càng có nhiều câu lạc bộ và việc các câu lạc bộ hợp nhất ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, nhiều câu lạc bộ bóng bầu dục đã giới thiệu những chiếc áo có hai tông màu, hoặc vì màu đồng nhất của họ được chọn bởi một đội khác, hoặc là kết quả của sự hợp nhất giữa hai câu lạc bộ có màu cơ bản riêng biệt. Không giống như các bộ quần áo bóng đá có sọc dọc, áo bóng bầu dục có các sọc ngang với các màu xen kẽ. Trong khi hầu hết các áo bóng bầu dục chọn năm hoặc sáu sọc ngang, một số câu lạc bộ như Barbarian FC huyền thoại đặt một sọc lớn duy nhất trên ngực. Không lâu sau, điều này đã trở thành tiêu chuẩn cho các câu lạc bộ và đội bóng trường đại học; Tuy nhiên, các đội tuyển quốc gia tiếp tục sử dụng áo bóng bầu dục đơn sắc và phần lớn vẫn tiếp tục như vậy cho đến ngày nay như những chiếc áo màu vàng đặc trưng của Úc, màu xanh lục bảo của Nam Phi hoặc màu đen của New Zealand.
Phát triển
Mãi đến những năm 1950, áo bóng bầu dục mới bắt đầu được mặc ngoài sân cỏ, thời kỳ này trùng với sự nổi lên của các trang phục lấy cảm hứng từ thể thao khác như áo khoác varsity cổ điển. Giống như hầu hết các món đồ thể thao khác, áo bóng bầu dục ban đầu được người hâm mộ chấp nhận. Sinh viên tại các trường cao đẳng mặc những chiếc áo thi đấu như trên sân cỏ để thể hiện tình đoàn kết với đội bóng.
Chiếc áo bóng bầu dục có cổ, cho thấy bản thân nó phù hợp với xu hướng của thời đại, nhưng thoải mái và giản dị hơn loại áo sơ mi cài cúc. Chiếc áo bóng bầu dục cũng là một chỉ số về địa vị xã hội: Tony Collins, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về thể thao, giải thích với The Wall Street Journal rằng bóng bầu dục chủ yếu được chơi bởi những người học trong các trường tư thục dành cho giới nhà giàu và như vậy áo bóng bầu dục là một thước đo cho biết bạn là ai và địa vị của bạn trong xã hội.
Vào năm 1950 ở Mỹ, bóng bầu dục dường như trở nên phổ biến trong các khuôn viên của các trường trong Ivy League (bao gồm các trường đại học hàng đầu nước Mỹ) - một lần nữa, một minh chứng cho địa vị xã hội gắn liền với nó - trong khi những chiếc áo này đã trở nên phổ biến hơn ở Anh và tiến tới đại chúng. Các cửa hàng liên kết với trường đại học bán các phiên bản phổ thông của áo sơ mi được mặc bởi các đội khác nhau, trong khi J.Press, nhà may mặc người Mỹ, nhập khẩu áo bóng bầu dục trực tiếp từ Anh. Nó vẫn là một thị trường ngách của phong cách prep cho đến giữa những năm 60s. Vào năm 1963, This Sporting Life, một bộ phim về bóng bầu dục, ra mắt tại các rạp chiếu với sự hâm mộ cuồng nhiệt ở Hoa Kỳ và giúp phổ biến môn thể thao này và loại vải cotton dày dùng cho áo thi đấu. Cuốn sách xuất bản năm 1965 của Shōsuke Ishizu, Take Ivy, có hình ảnh các sinh viên đi bộ qua các khuôn viên trường mặc áo bóng bầu dục; cuôn sách Take Ivy không hẳn được đọc rộng rãi ở Mỹ, nhưng nó đã nói lên mối quan hệ của chiếc áo bóng bầu dục với phong cách prep những năm 60.
Hai người Anh đã thực sự chọn bóng bầu dục như một dấu hiệu của sự đấu tranh giai cấp trong những năm 60 và 70. Mick Jagger, một người nổi tiếng, nhưng không sinh ra trong một gia đình thượng lưu, nổi tiếng yêu thích chiếc áo này và giúp phổ biến nó. David Hockney, một họa sĩ thuộc tầng lớp lao động cũng vậy, người thường xuyên được chụp ảnh mặc áo bóng bầu dục.
Khi sự phổ biến của bóng bầu dục ngày càng tăng, nhiều thương hiệu bắt đầu sản xuất trang phục phong cách casual dựa trên áo bóng bầu dục và nhiều người bắt đầu mặc nó. Gant, nhãn hiệu quần áo nam thành lập ở Connecticut, thường được ghi nhận là hãng quần áo giúp phổ biến áo sơ mi cài cúc, đã tung ra một dòng quần áo thể thao mới vào năm 1974 và gọi nó là “Rugger”, một cái gật đầu cho một trong những biệt danh của bóng bầu dục. Điều thú vị là loại quần áo này được đánh giá rất cao bởi những người leo núi, những người thấy giá trị to lớn về độ bền của vải cotton dày. Người sáng lập Patagonia, Yvon Chouinard, thực sự là người được công nhận rộng rãi trong việc phổ biến môn bóng bầu dục trong giới leo núi và thương hiệu mà ông thành lập trước Patagonia, Great Pacific Iron Works, thường xuyên đưa bóng bầu dục vào quảng cáo của mình.
Đến những năm 1980, bóng bầu dục trở thành biểu tượng của nước Mỹ, hơn là nước Anh. Ngoài Gant, các thương hiệu nổi tiếng như LL Bean và Land's End đã biến chiếc áo bóng bầu dục trở thành mặt hàng chủ yếu của họ và Columbia Knit, một nhà sản xuất có trụ sở tại Portland, Oregon, đã giúp biến chiếc áo bóng bầu dục thành một trong những sản phẩm tinh túy được sản xuất tại Mỹ. Các nhà bán lẻ nhanh nhạy như Brooks Brothers đã dự trữ áo bóng bầu dục với số lượng lớn hơn J.Press có trong những năm 50. Ralph Lauren cũng bắt đầu sản xuất áo bóng bầu dục và đến những năm 1990, trang phục này nổi bật trong các quảng cáo của Polo Ralph Lauren.
Áo bóng bầu dục đã trở thành một hình ảnh phổ biến với các nghệ sĩ - hãy nghĩ đến việc Snoop Dogg mặc áo bóng bầu dục của Tommy Hilfiger trên chương trình Saturday Night Live. Và, giống như nhiều thứ trong những năm 90, những chiếc áo bóng bầu dục tình cờ dần trở nên lớn hơn và rộng hơn, trái ngược hoàn toàn với những bộ quần áo bó sát mặc trên sân thi đấu nhằm mục đích khiến các hậu vệ hoàn toàn không có gì để nắm vào. Nó cũng hoàn toàn trái ngược với sản phẩm trên sân cỏ, khi vào đầu thiên niên kỷ, các đội dần tránh xa loại áo bóng bầu dục dài tay, có cổ bằng vải bông nặng truyền thống để sử dụng những chiếc áo tổng hợp nhẹ, không cổ, vừa vặn, giống với áo thi đấu môn bóng đá hơn.
Ngày nay
Trong thời đại của xu hướng hashtag-menswear, Ralph Lauren đã tung ra dòng sản phẩm Rugby vào năm 2009 tập trung vào khách hàng là các sinh viên trường tư thục mà môn thể thao bóng bầu dục gắn liền với nó. Michael Bastian, một nhà thiết kế người Mỹ, đã biến bóng bầu dục thành nguyên lý chính cho thương hiệu của mình, nhưng cũng là thẩm mỹ của ông thứ mà ông đã bán thông qua hợp tác với Gap và Gant.
Nhưng khi xu hướng hashtag-menswear nhường chỗ cho thời đại thống trị của streetwear trong nửa thập kỷ qua, bóng bầu dục một lần nữa bị xếp xuống vị trí là thị trường ngách. Tuy nhiên, một số thương hiệu, như Aimé Leon Dore, Noah và Rowing Blazers, chuyên về thời trường streetwear vẫn đưa bóng bầu dục trở thành sản phẩm chính trong bộ sưu tập của họ trong vài năm qua. Rowing Blazers lấy cảm hứng từ những chiếc áo bóng bầu dục trong lịch sử, tái tạo những chiếc áo đẹp mắt về mặt thẩm mỹ, như áo đội tuyển quốc gia Nhật Bản từ năm 1932.
Khi xu hướng thời trang streetwear chậm lại trong năm 2018, bóng bầu dục đã dần bắt đầu quay trở lại xu hướng chủ đạo, kết hợp với denim, quần chinos và tồn tại ở vị trí giữa trang phục nam casual và truyền thống như mọi khi. Giờ đây, không chỉ có những thương hiệu như Noah và Rowing Blazers tung ra những sản phẩm liên quan đến phong cách bóng bầu dục; Guccis, Thom Brownes và Beams-es của thế giới thời trang đều đang ra mắt những sản phẩm với phong cách prep cổ điển này.
Từng là dấu hiệu của giai cấp tư sản Anh, ngày nay, áo bóng bầu dục là biểu tượng của Ivy League Americana và không có nhiều điểm tương đồng áo thi đấu của các vận động viên mặc. Mặc dù có nhiều thăng trầm về sự tồn tại của thời trang phong cách bóng bầu dục, nhưng phong cách này đã có mặt khắp nơi trong thời trang nam và nữ hiện nay. Trong tương lai, nếu có nơi nào mà bạn không nhìn thấy phong cách này nữa, có lẽ chỉ là trên sân cỏ nơi trang phục thi đấu của môn bóng bầu dục đã thay đổi.
Nguồn: [Link nguồn]