Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch

"Người anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam qua con mắt các nhà làm phim trong nước và quốc tế thật gần gũi và xúc động.

Ngày lịch sử (1955)

Ngày lịch sử ghi lại ngày vui tưng bừng của nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ từ chiến khu về Hà Nội (1/1/1955) trong biển người, rừng cờ, rừng hoa.

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bộ phim Ngày lịch sử.

Trong phim còn có hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng trước người dân và chiến sỹ tề tựu tại Quảng trường, ôn lại giờ phút thiêng liêng của trận Điện Biên Phủ lịch sử chấn động địa cầu.

Hình ảnh tướng Giáp trong bộ quân phục hiện lên khiến người xem thực sự xúc động và tự hào về người anh hùng, một tượng đài vĩ đại của dân tộc Việt Nam..

Ký ức Việt Nam (1964 - 1981)

Trong tập phim K‎ý ức Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chúc mừng chiến thắng của quân dân ta khi tham quan triển lãm về khẩu pháo tự hành 175 mm của quân đội Mỹ. 

Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba nổi tiếng ngoài trận mạc ngày nào đã không khỏi xúc động vui mừng trước khẩu pháo được mệnh danh là "ông vua chiến trường" của Mỹ nay lại ngoan ngoãn nằm im trước sự thưởng lãm của quân dân ta.

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 2

Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu triển lãm Vân Hồ vào ngày 6/5/1973

Phim chính thức phát sóng trên VTV1 ngày 19/8/2013 đúng dịp kỷ niệm 68 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công.

Võ Nguyên Giáp (2001)

Chùm 6 tập phim tư liệu về đại tướng Võ Nguyên Giáp (2001) do đạo diễn Cao Nguyên Dũng hãng phim TFS dàn dựng có sự tham gia của hai nhà văn Hoàng Minh Phương và Hà Đình Cẩn. 

Tập 1 - Đường Kách Mệnh

Sau khi phim hoàn thành, đoàn phim đã tổ chức chiếu cho gia đình đại tướng xem và được ông nhận xét: “Tôi chỉ xem, chứ không phải là người quyết định. Trách nhiệm về bộ phim đối với lịch sử là thuộc về các anh”.

Chùm phim được phát sóng trên kênh HTV7 ngày 12/8/2001.

 Điện Biên Phủ - cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới (2004)

Bộ phim Điện Biên Phủ - cuộc chiến 56 ngày đêm làm thay đổi thế giới của đạo diễn người Nhật Matsumoto Takeaki qua lời dẫn chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Năm 2004, đạo diễn Matsumoto Takeaki đã đến gặp tướng Giáp và có lẽ ông là người nước ngoài cuối cùng được gặp Đại tướng để làm phim.

Những phần quay ở Việt Nam và nói về chiến dịch gần 2 tháng làm thay đổi thế giới có nội dung chủ yếu là phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn đạo diễn Matsumoto Takeaki.

Trái với những lo ngại, thậm chí lo sợ của đạo diễn Matsumoto, khi ông hỏi câu đầu tiên, mắt tướng Giáp bỗng sáng lên. Vẻ mặt Đại tướng bỗng nhiên linh động, giọng nói rất dõng dạc, khúc chiết. Ông nhớ từng chi tiết mà không cần xem qua giấy tờ. Chính điều này đã khiến đoàn phim đi từ sự ngạc nhiên đến yên tâm hoàn toàn về bộ phim của mình....

"Đây là bộ phim tài liệu hay nhất, trung thực nhất, công bằng nhất và khách quan nhất về Điện Biên Phủ với cái nhìn của các nhân chứng lịch sử cả từ hai phía", thư ký của Tướng Giáp đã nói lại với đoàn phim lời nhận xét của ông sau khi xem lại bộ phim.

Indochine: A People's War in Colour (2009)

Indochine: A People's War in Colour của đạo diễn người Anh Stewart Binns là những thước phim tư liệu chân thật nhất về chiến tranh Đông Dương trong suốt 3 thập kỷ về 3 cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam.

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 4

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trang phục anh bộ đội Cụ Hồ.

Hình ảnh Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hiện lên vừa gần gũi vừa dung dị. Phim đã được chiếu trên Discovery Channel của Anh ngày 4/4/2010. Tuy nhiên đến nay phim vẫn chưa được phép công chiếu ở Việt Nam .

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên (2011)

Vở kịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên đã khắc họa sâu sắc sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ, của Trung ương Đảng và trực tiếp chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đồng thời, vở kịch còn mô tả lại sự dữ dội, quyết liệt tại mặt trận Điện Biên Phủ trong "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non".

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 5

Tạo hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ của diễn viên Trịnh Mai Nguyên.

Hình tượng Đại tướng trong vở kịch do Trịnh Mai Nguyên thủ vai.

Mệnh lệnh thần kỳ (2009)

Vở chèo Mệnh lệnh thần kỳ của hai tác giả TS Trần Đình Ngôn và đạo diễn NSND Bùi Đắc Sừ - cặp đôi từng thành công trong việc khắc họa hình tượng Bác Hồ trong vở Những vần thơ thép.

Tướng Giáp bất tử trong phim và kịch - 6

Hoạt cảnh vở chèo Mệnh lệnh thần kỳ cùng tạo hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp (áo trắng).

Nội dung chính của vợ chèo tập trung vào giai đoạn Đại tướng thay đổi chiến lược trong trận đánh lịch sử ở cánh đồng Mường Thanh. Quyết định từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc thắng chắc” là một mệnh lệnh có ý nghĩa lớn có sức mạnh siêu nhiên thần kỳ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Long Hy ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN