Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội

Sự kiện: Lễ hội

Hàng năm, cứ nhằm ngày 11/1 tháng Giêng, người dân làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức lễ rước “vua sống”, thu hút hàng chục ngàn người dân tham gia.

Tích xưa truyền rằng vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.

Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hằng năm cứ vào mùa xuân, nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền.

Tuy nhiên do việc đi lại tốn kém, hao phí công sức, tiền bạc của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hằng năm cứ vào ngày 11/1 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ rước “vua sống” trong không khí tưng bừng rộn rã.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 1

Nét đặc sắc của lễ hội rước vua giả Đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) đó là nơi duy nhất trên cả nước đến nay có tập tục rước vua quan sống (các vị lão trong làng sẽ là vua quan và được con cháu rước trên kiệu từ đền Sái về đình làng)

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 2

Dẫn đầu đoàn rước là kiệu chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là Vua ngự trên ngai. Kiệu Chúa được 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh trong làng đưa đến Đền Sái làm lễ.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 3

Năm nay, người đóng vai “chúa” là ông Lê Quang Bản (Đông Anh, Hà Nội). Người đóng vai “Chúa” luôn hóa trang đỏ đậm, với sắc mặt nghiêm nghị, lạnh lùng và cầm theo thanh kiếm trên tay.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 4

Người vào vai “vua” là ông Nguyễn Phú Quý (Đông Anh, Hà Nội). Ngược lại với vai “chúa”, người đóng vai vua cũng hiền từ hơn, kiệu vua chỉ rước chứ không dô và quay như kiệu chúa.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 5

Trong lễ rước, cả hai vị “vua” và “chúa” đều được buộc chặt dây bảo hiểm vào kiệu để mỗi khi đám trai làng dô và quay kiệu không bị ngã.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 6

Kiệu chúa được công kênh, dô và quay liên tục trong tiếng chiêng trống, tiếng hò reo của các trai tráng và người dân xem hội.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 7

Trong đoàn rước còn có sự góp mặt của đoàn múa lân sư rồng, 2 chú lân sư có nhiệm vụ mua vui cho “vua” và “chúa” trong suốt quãng đường từ đền Sái về đình làng.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 8

Nhà vua tung tiền lộc ban thưởng cho nhân dân trong ngày lễ hội của làng.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 9

Khi "vua" ném tiền lẻ xuống đường, rất đông người dân lao vào nhặt tiền với mong muốn có được lộc từ vua ban và gặp được nhiều may mắn trong năm mới.

Ngàn người chen chân xem rước "vua sống” ở Hà Nội - 10

Bên cạnh vai vua và chúa, người dân Thụy Lôi còn rước kiệu võng chở 4 vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN