DANH MỤC

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 2

Tuyến đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km, tổng mức đầu tư khoảng hơn 50 nghìn tỷ đồng.

Đường vành đai 2 chạy qua cầu Vĩnh Tuy - đường Minh Khai - đường Đại La - Ngã tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.

Video: Flycam tuyến giao thông đường vành đai 2 chạy qua các tuyến phố

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 3

Điểm đầu và điểm cuối của dự án được tính từ cầu Vĩnh Tuy. Tuyến đường chạy qua các cây cầu lớn bao gồm cầu Vĩnh Tuy, Nhật Tân và cầu Đông Trù. Các cây cầu lớn vượt sông Hồng được coi là điểm nhấn của tuyến đường vành đai 2.

Cầu Vĩnh Tuy dài 3,7 km, rộng 19 m, tổng mức đầu tư gần 5.500 tỷ đồng được khánh thành năm 2010.

Cầu Nhật Tân được xem là một trong những biểu tượng mới của Hà Nội với kiến trúc dây văng, khánh thành năm 2015. Cầu dài 3,7 km, rộng 60 m với 8 làn xe (mỗi chiều 4 làn), tổng mức đầu tư trên 13.600 tỷ đồng và đây là cây cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ).

Ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc Dự án Xây dựng cầu Nhật Tân chia sẻ, với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô. Do đó, một cây cầu dây văng liên tục với 5 nhịp và 5 tháp sẽ tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội theo quan niệm về ngũ hành, trong khi các cầu treo dây văng khác trên thế giới và ở Việt Nam thường chỉ được thiết kế 2 tháp 3 nhịp.

Cầu Đông Trù dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe cơ giới (mỗi chiều 4 làn). Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, tổng giá trị là 882 tỷ đồng. Đây là gói thầu quan trọng nhất của toàn dự án đường 5 kéo dài.

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 4

CẦU VĨNH TUY

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 5

CẦU ĐÔNG TRÙ

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 6

ĐƯỜNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 7

CẦU NHẬT TÂN

Tuyến đường Võ Nguyên Giáp dài 12 km có tổng vốn đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng. Đường rộng 80 m đến 100 m, phục vụ 6 làn xe với vận tốc tối đa 80 km/h, 2 đường gom cho xe máy, xe thô sơ với vận tốc tối đa 40 km/h.

Tuyến đường Võ Chí Công trở thành điểm nhấn trên vành đai 2 khi được thi công rộng từ 58 m đến 64 m và được thiết kế với hệ thống cây xanh nhiều tầng, tạo cảnh quan bắt mắt. Các dự án từ Cầu Giấy đến Nhật Tân đã góp phần kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài, giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 8

ĐƯỜNG VÕ CHÍ CÔNG

Tuyến đường từ Láng, Cầu Giấy đến cầu Nhật Tân dài 6,4 km, tổng mức đầu tư khoảng 6.400 tỷ đồng (hơn 304 triệu USD) khánh thành và đưa vào hoạt động từ năm 2016.

Tuyến đường 5 kéo dài (đường Trường Sa, Hoàng Sa, Lý Sơn) dài 13,3 km, có mặt cắt ngang nền đường từ 65 m tới 68,5 m, thông xe vào năm 2014, với tổng mức đầu tư là 6.661 tỷ đồng. Tuyến đường bắt đầu từ khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, chạy dọc theo các xã Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh (huyện Đông Anh), giao với quốc lộ 3 sau đó vượt qua sông Đuống và kéo dài tới cầu Chui (quận Long Biên).

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 9

TUYẾN ĐƯỜNG LÁNG - CẦU GIẤY

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 10

TUYẾN ĐƯỜNG 5 KÉO DÀI (TRƯỜNG SA, HOÀNG SA, LÝ SƠN)

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 11

Tuyến đường vành đai 2 (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở) cũng được coi là điểm nghẽn giao thông tại Thủ đô Hà Nội với hàng loạt chung cư cao tầng 2 bên. Do vậy, đến ngày 22/4/2018, UBND TP. Hà Nội đã chính thức khởi công đoạn từ Vĩnh Tuy- Ngã Tư Sở với vốn đầu tư 9.400 tỷ đồng, trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng. Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành dự án vào năm 2020.

Tuyến đường bộ trên cao được xây mới hoàn toàn, gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các điểm đầu là Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, rộng 19m; có 3 vị trí lên xuống có bề rộng cầu dẫn B=7,0m. Tuyến đường trên cao được thiết kế với đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thoát nước, tường chắn, tường chống ồn, hệ thống biển báo và an toàn giao thông.

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 12
Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 13

Sau khi được mở rộng đường Vành đai 2 có quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng từ 4 - 6m mỗi bên và đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin, chiếu sáng, cây xanh...).

Đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có vai trò kết nối quan trọng của Thủ đô Hà Nội. Hai bên đường vốn mật độ dân cư đông đúc, những năm gần đây phải gánh thêm hàng chục chung cư cao tầng. Do vậy, việc mở rộng và xây đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải được bài toán quá tải về hạ tầng cho khu vực cũng như các chung cư cao tầng 2 bên đường.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, tuyến đường nối từ cầu Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở là đoạn tuyến của đường vành đai 2 và là một trục chính của đô thị Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng trong quy hoạch giao thông Thủ đô, kết nối giữa các khu vực trung tâm TP với khu vực phía Đông TP qua cầu Vĩnh Tuy và khu vực phía Bắc qua cầu Nhật Tân.

Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 16

Cùng với cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân và đường Võ Chí Công, tuyến đường vành đai 2 sẽ nâng cao năng lực giao thông nội đô, góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và thúc đấy phát triến kinh tế - xã hội của Thủ đô.


Ngắm tuyến vành đai 50 nghìn tỷ chạy qua cây cầu biểu tượng mới của Hà Nội - 17

Bài viết: Nguyễn Đức

Thiết kế: Trung Nam

Ảnh: Như Hoàn, Hữu Dũng

Media: Phan Hoàng

Sự kiện: Thời sự
Thứ Sáu, ngày 08/02/2019 00:30 AM (GMT+7)
Theo Nhóm PV ([Tên nguồn])