DANH MỤC

Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện quân Liên Hợp Quốc. Hiệp định chấm dứt gần ba năm giao tranh đẫm máu, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Nam – Bắc Triều Tiên và Trung Quốc cùng gần 40.000 binh sĩ Mỹ.

Mỹ - Triều Tiên: Từ Bàn Môn Điếm đến thượng đỉnh Hà Nội - 2

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, bán đảo Triều Tiên bị chia thành hai miền bằng vĩ tuyến 38, với miền Bắc được đặt dưới quyền quản lý của Liên Xô, miền Nam do Mỹ kiểm soát. Ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên tràn xuống tấn công quân Hàn Quốc ở phía Nam nhằm thống nhất bán đảo. Chiến tranh Triều Tiên chính thức bùng nổ.

Tổng thống Mỹ khi đó là Harry S. Truman cho rằng cuộc tấn công của Triều Tiên là một kế hoạch của Liên Xô nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, nên Mỹ lập tức soạn thảo nghị quyết Liên Hợp Quốc kêu gọi thành lập một liên minh quân sự bảo vệ Hàn Quốc, với lực lượng chủ chốt là quân đội Mỹ.

Mỹ - Triều Tiên: Từ Bàn Môn Điếm đến thượng đỉnh Hà Nội - 3

Nghị quyết nhanh chóng được thông qua mà không có phiếu phủ quyết nào bởi Liên Xô lúc đó đang tẩy chay Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để phản đối việc Trung Quốc không được chấp thuận vào cơ quan này. 14 quốc gia, bao gồm Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân đến Đông Bắc Á. Binh sĩ Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm đa số trong 260.000 quân nhân tham chiến.

Trong giai đoạn đầu, chiến thuật của Mỹ và đồng minh Hàn Quốc là bảo vệ phần lãnh thổ còn lại ở Pusan và từng bước đẩy lui quân Triều Tiên. Sau khi để mất Seoul, liên quân Mỹ - Hàn phản công và quân miền bắc phải lùi qua vĩ tuyến 38.

Mỹ - Triều Tiên: Từ Bàn Môn Điếm đến thượng đỉnh Hà Nội - 5

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gần 40.000 lính Mỹ tử trận cùng hơn 100.000 trường hợp thương vong trong cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, Hàn Quốc mất khoảng 217.000 quân trong khi 1 triệu thường dân thiệt mạng. Triều Tiên có 406.000 binh sĩ tử trận, 600.000 thường dân thiệt mạng. Quân đội Trung Quốc mất khoảng 600.000 binh sĩ. Theo SCMP, khoảng 149.000 đến 400.000 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Cuộc chiến sau đó chủ yếu diễn ra trên lãnh thổ Triều Tiên và liên quân Mỹ - Hàn với lợi thế về công nghệ, hỏa lực đã nhanh chóng dồn ép quân đội Triều Tiên đến sát biên giới Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định tham chiến và cử các đơn vị chí nguyện quân sang Triều Tiên để đẩy lùi liên quân.

Với sự tham gia của 250.000 quân Trung Quốc từ cuối năm 1951, cuộc chiến rơi vào thế bế tắc khi không bên nào thực sự chiếm được lợi thế chiến lược trên chiến trường và chủ yếu thực hiện các trận đánh tiêu hao sinh lực địch.

Cuộc chiến giằng co kéo dài suốt một năm buộc Harry S. Truman phải tìm cách đàm phán hòa bình với các bên. Tuy nhiên, không bên nào nhất trí hoàn toàn về một thỏa thuận hòa bình, nên cuộc chiến tiếp tục kéo dài thêm hai năm nữa.

Tháng 1/1953, Dwight Eisenhower, người vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này.

Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi “hòa bình được thiết lập lại”.

Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh.

Mỹ - Triều Tiên: Từ Bàn Môn Điếm đến thượng đỉnh Hà Nội - 5

Ngày 27/7/1953, tại phòng đàm phán ở làng Bàn Môn Điếm nằm giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc, Hiệp định đình chiến được ký giữa tướng Nam Il, đại diện quân đội Triều Tiên và chí nguyện quân Trung Quốc, với tướng Mỹ William K. Harrison Jr., đại diện quân Liên Hợp Quốc.

Theo Hiệp định này, một ủy ban giám sát với đại diện từ các quốc gia trung lập quyết định số phận của hàng nghìn tù binh bị hai phe bắt giữ. Ủy ban này cuối cùng tuyên bố các tù binh được lựa chọn ở lại hoặc quay về quê hương. Hai bên cũng nhất trí chấm dứt mọi hành động thù địch công khai và rút lực lượng quân sự lùi sâu 2 km tại vị trí đang kiểm soát, tạo ra một khu phi quân sự có bề rộng 4 km dọc đường biên giới mới phân chia hai miền.

Thứ Hai, ngày 25/02/2019 15:00 PM (GMT+7)
Theo Phùng Sưởng- Công Hùng- Tùng Dương- Linh Anh- Quốc Hùng ([Tên nguồn])