Giải mã bí ẩn tái tạo da của chuột châu Phi

Các nhà khoa học cho rằng khả năng tái tạo da của một loài chuột châu Phi có thể mở ra hy vọng điều trị vết thương và nhiều bệnh ở người.

Loài người và các loài động vật có vú khác thường rất hạn chế về khả năng tái sinh các bộ phận bị mất trên cơ thể. Tuy nhiên, loài chuột gai châu Phi (Acomys percivali) có thể hồi phục vết thương nhanh hơn nhiều loài chuột thường được sử dụng thí nghiệm.

Tiến sĩ Ashley Seifert và các cộng sự thuộc trường đại học Florida (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về bí quyết tái tạo đặc biệt của loài chuột gai châu Phi, với hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm ra phương pháp mới giúp chữa lành vết thương và bệnh ở con người nhanh hơn và hiệu quả hơn.

“Các loài động vật có vú không gặp vấn đề về khả năng tái tạo tế bào máu, biểu bì hay tóc”, tiến sĩ Ashley Seifert, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Live Science. “Nhưng sau nhưng chấn thương, như rách da, các loài đông vật có vú nói chung thường bị mọc sẹo tại vị trí vết thương, trong khi, loài kỳ nhông có thể tái tạo cả một mảng da một cách rất dễ dàng”.

Để tìm hiểu về khả năng tái tạo ra một cách thần kỳ, các nhà khoa học đã đã tiến hành nghiên cứu với loài chuột gai châu Phi tại vùng núi ở miền trung Kenya.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm lột khoảng 60% da trên lưng của nhưng con chuột này, nhưng sau đó phần da bị mất mọc lại rất nhanh và và lông cũng mọc lại ở phần ra mới tái tạo. Cụ thể, vết thương dài 4mm có thể lành trong 3 ngày, trong khi, loài chuột bạch thí nghiệm phải mất từ 5 đến 7 ngày để lành một vết thương tương tự.

“Chúng không tái tạo lại toàn bộ phần da bị mất. Chúng sử dụng khả năng co giãn của da để che vị trí bị thương nên chúng thực sự không phải tái tạo ra nhiều. Ở phần trung tâm của vết thương, vẫn còn khoảng 5% da chưa tái tạo”, tiến sĩ Ashley Seifert giải thích.

Phân tích da của chuột gai châu Phi cho thấy nó yếu hơn khoảng 20 lần và dễ xé rách hơn 77 lần so với da của chuột bạch thí nghiệm. Đặc điểm da dễ bị xé rách của loài chuột gai châu Phi có thể giúp chúng thoát khỏi kẻ thù, như rắng, chim cú và đại bàng. Khi bị tấn công, chúng sẵn sàng bỏ lại một phần da để thoát thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Hương (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN