Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây"

Bến tạm bợ, đò xuống cấp bị ngấm nước, người đi đò không có áo phao lại được điều khiển bằng dây thừng… đang là mối nguy hiểm thường trực đe dọa sinh mạng của những người đi đò tại bản Bản Vui (xã Thanh Xuân) và Bản Cốc (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, Thanh Hoá) .

Bản Vui và Bản Cốc với hơn 200 hộ dân và hơn 1.000 nhân khẩu được ngăn cách với trung tâm xã bởi dòng sông Mã chảy xiết.

Hàng ngày, để đến được trung tâm xã, người dân đành phải chấp nhận “đánh cược” số phận để vượt qua sông bằng 2 chiếc thuyền mục bị ngấm nước và sợi dây thừng bắc ngang.

Có mặt tại bến đò Bản Cốc, chúng tôi chứng kiến lượng người kéo về 2 đầu bến đò khá đông. Trong đó, có nhiều học sinh từ trung tâm xã đang đợi đò về nhà…

Chiếc đò dài khoảng hơn 20m, rộng 1,2 m liên tục qua lại giữa hai bờ, người lái đò là một cán bộ đoàn trong bản đã tỏ vẻ thấm mệt khi làm việc giữa trưa nắng sau nhiều chuyến đò đưa các em học sinh vào bến.

Để điều khiển chiếc thuyền, người lái đò phải bám vào sợi dây thừng được chăng ngang sông bằng hai cọc gỗ sơ sài trên bờ rồi dùng sức kéo.

Sau mỗi chuyến sang sông, người lái đò không kịp nghỉ tay, phải cố sức lật miếng ván kê dưới đáy đò lên để tát nước ngấm vào thuyền.

Tương tự, cách Bản Cốc khoảng 6km, chiếc đò cũ của Bản Vui cũng đã xuống cấp nặng. Mỗi khi đưa khách qua bến, nước lại ngấm theo mạch gỗ vào thuyền.

“Nhiều lúc đông khách, thuyền bị ngấn nước nên tôi phải vừa vịn chân vào thuyền vừa kéo dây thật nhanh để đưa thuyền vào bến vì sợ chìm đò. Thực ra ai cũng biết qua đò như thế này là rất nguy hiểm nhưng tất cả vẫn phải liều để qua sông”, nhân viên lái đò Bản Vui cho biết.

Nguy hiểm là thế, nhưng người dân và học sinh khi đi đò qua sông tại Bản Vui và Bản Cốc lại không có áo phao, bất chấp nhiều hôm trời mưa bão, nước lên cao.

Ông Phạm Hồng Chương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết: Mùa khô nước cạn thì còn đỡ, nhưng vào mùa mưa lũ nước dâng cao thì dân Bản Vui và Bản Cốc bị cô lập hoàn toàn. Các em học sinh trong bản cũng buộc phải nghỉ học vì không dám đi đò sang sông.

Theo ông Chương, trước thực tế khó khăn trong việc đi lại, người dân Bản Vui đã nhiều lần đề xuất xã hỗ trợ để mua thuyền máy, nhưng do ngân sách không có nên chưa thể làm được.

Những hình ảnh tại 2 bến đò Bản Vui và Bản Cốc:

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 1

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 2

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 3

Các em học sinh và người dân Bản Vui, Bản Cốc hàng ngày vẫn phải đi đò bằng cách kéo dây qua sông Mã.

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 4

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 5

Để điều khiển chiếc thuyền, người lái đò phải bám vào sợi dây thừng được chăng ngang sông

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 6

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 7

Chỉ sơ ý, tay tuột khỏi dây thừng là người lái đò phải ra sức chèo tay thật nhành vào bờ vì sợ chìm thuyền.

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 8

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 9

Sau mỗi chuyến đò sang sông, người lái đò không kịp nghỉ tay, phải cố sức lật miếng ván kê dưới đáy đò lên để tát nước ngấm vào thuyền.

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 10

Đánh đu tính mạng trên chuyến "đò dây" - 11

Dù rất nguy hiểm nhưng người đi đò không được trang bị áo phao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Văn (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN