Bắn sơn để chặn thiên thạch đâm vào trái đất

Một nhà khoa học vừa đưa ra giải pháp mang tính đột phá, đó là bắn sơn vào các thiên thạch nhằm ngăn chặn chúng lao vào trái đất.

Sung Wook Paek, một nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), vừa tìm ra một loại vũ khí mới để cứu trái đất, đó là các quả bóng sơn.

Bắn sơn để chặn thiên thạch đâm vào trái đất - 1

Những quả bóng sơn bắn vào thiên thạch

Đã từng có nhiều thiên thạch kích thước lớn bay sát trái đất khiến con người lo sợ một ngày nào đó sẽ có tiểu hành tinh đâm trúng hành tinh xanh của chúng ta. Trước nguy cơ đó, giới khoa học đưa ra hàng loạt giải pháp ngăn chặn như phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân để phá thiên thạch hay phóng vệ tinh nhân tạo tới gần thiên thạch để làm thay đổi quỹ đạo của nó. Tuy nhiên, các biện pháp đó đều “ngốn” một khoản tiền khổng lồ.

Trước vấn đề này, nhà khoa học Sung Wook Paek đã tìm ra bóng sơn - một vũ khí hiệu quả và kinh tế - để làm thay đổi quỹ đạo của những thiên thạch này.

Kế hoạch của nhà khoa học này là sẽ đổ sơn trắng vào những khối cầu lớn, sau đó các tàu vũ trụ chở khối cầu này bắn vào các thiên thạch sao cho sơn bao phủ bề mặt thiên thạch càng nhiều càng tốt.

Lực tương tác giữa những trái bóng sơn và thiên thạch sẽ khiến nó đi chệch quỹ đạo một chút xíu nhưng “vũ khí bí mật” nằm ở lớp sơn. Sơn nhạt màu sẽ phản chiếu ánh sáng rất mạnh tạo ra lực đẩy.
 
Theo thời gian, tác động của hàng nghìn tỉ hạt photon sẽ khiến thiên thạch bay chệch khỏi quỹ đạo ban đầu và không đâm trúng trái đất.

Bắn sơn để chặn thiên thạch đâm vào trái đất - 2

Sơn trắng khiến mức độ phản chiếu ánh sắng mạnh gấp 2 lần bình thường

Ông Paek đề nghị sử dụng phương pháp này để đối phó với tiểu hành tinh Apophis. Đây là một tiểu hành tinh có chiều rộng 270 m, dự đoán sẽ tới gần trái đất vào năm 2029 và lần kế tiếp vào năm 2036.

Theo tính toán của nhà khoa học này, cần 5 tấn sơn để bắn vào Apophis và ước tính cần 20 năm để áp lực bức xạ có thể đẩy hành tinh này ra xa trái đất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Linh San (Người Lao Động/Huffingtonpost, MSN)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN