Vì sao chúng ta đôi lúc thấy hiện tại giống hệt quá khứ?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Phần lớn chúng ta từng có trải nghiệm khi đứng trước một khung cảnh mới hoàn toàn lại có cảm giác rất quen thuộc như đã gặp hoặc trải qua trong quá khứ - đó là hiện tượng Déjà vu mà các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu.

Vì sao chúng ta đôi lúc thấy hiện tại giống hệt quá khứ? - 1
Deja vu khiến con người có cảm giác đã mơ thấy hay từng trải qua một sự kiện mới gặp 

Sau khi nghiên cứu sóng não, nhóm nghiên cứu của Akira O'Connor tại ĐH St Andrews (Anh) phát hiện ra đó là cách não kiểm tra trí nhớ.

Déjà vu từng được coi là hiện tượng khi mà não tự tạo nên ký ức giả, nhưng phát hiện mới đã phủ nhận điều này. Cơ chế của Déjà vu từ lâu vẫn là bí ẩn do chúng xảy ra bất ngờ và không theo quy luật nên cực khó nắm bắt. O'Connor đã tìm cách gợi lên cảm giác "tiên tri" này ngay trong phòng thí nghiệm.

Cụ thể, họ lặp lại các từ như "gối, giường, đêm, giấc mơ" nhưng không nhắc tới từ quan trọng nhất là "ngủ". Kết quả người tham gia thí nghiệm đều cho biết mình đã nghe thấy từ "ngủ". Đó là một dạng ký ức sai. Chắc chắn họ chưa từng nghe từ này, nhưng lại có cảm giác nó rất quen thuộc.

Sau đó, họ quét não của 21 tình nguyện viên trong khi thực hiện thí nghiệm. Đáng lẽ thùy hải mã có liên quan tới trí nhớ phải hoạt động, nhưng thay vào đó lại là thùy trán phụ trách ra quyết định.

Vì sao chúng ta đôi lúc thấy hiện tại giống hệt quá khứ? - 2

Từ đó, O'Connor kết luận rằng trong khi thùy trước não rà soát ký ức sẽ phát ra các tín hiệu để kiểm tra xem có lỗi nào trong đó không, ví dụ như lẫn lộn giữa những gì đã thực sự trải qua và cái nào không. Các hoạt động chồng chéo này chính là những gì diễn ra khi chúng ta có cảm giác Déjà vu.

Nếu phát hiện này được công nhận, điều đó có nghĩa Déjà vu là dấu hiệu hệ thống "kiểm tra não" đang hoạt động tốt, và chúng ta ít khi lẫn lộn các sự kiện. Điều này khá phù hợp với việc người trẻ dễ gặp Déjà vu hơn hẳn người già.

Christopher Moulin từ ĐH Pierre Mendes (Pháp) không đồng ý với điều này. Anh cho rằng có những người không trải nghiệm Déjà vu vẫn có trí nhớ tốt. O'Connor lại cho rằng những người này đã có bộ nhớ tốt nên não ít khi chỉ ra các "lỗi bộ nhớ".

Giới khoa học vẫn chưa thống nhất được liệu Déjà vu có lợi ích gì không. "Nếu Déjà vu làm người ta tỉnh táo thì có thể chính bản thân họ cũng mù mờ về những gì mình trải qua. Tuy nhiên chúng tôi chưa có bằng chứng cho việc đó", Stefan Köhler từ ĐH Tây Ontario (Canada) nhận định. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - New Scientist ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN