Ukraine: Có người khác đưa động cơ tên lửa cho Triều Tiên
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine nói động cơ tên lửa đạn đạo Triều Tiên có nguồn gốc từ nước này nhưng có thế lực khác đã bàn giao động cơ cho Triều Tiên.
Triều Tiên đã hai lần phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 thành công.
Theo Japan Times, đây là tuyên bố của người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine Yuriy Radchenko.
Tuyên bố của ông Radchenko được đưa ra sau khi các chuyên thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nói Triều Tiên sử dụng động cơ Ukraine cho tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14.
“Chúng tôi sản xuất loại động cơ như vậy cho đến năm 2001”, ông Radchenko nói, ám chỉ các động cơ RD-250 vốn được lắp vào tên lửa đẩy Cyclone-2 và Cyclone-3 để cung cấp cho Nga.
Cả động cơ và tên lửa đẩy “đều được Ukraine sản xuất ở nhà máy Yuzhmash, phục vụ lợi ích của Nga”, ông Radchenko khẳng định. Ukraine đã chế tạo 233 động cơ như vậy cho mục đích phóng tàu vũ trụ.
Theo nguồn tin của Ukraine, “Nga hiện còn khoảng 7-20 tên lửa đẩy Cyclone và họ có thể làm bất cứ điều gì với động cơ này hay bản thiết kế hoàn chỉnh”.
“Họ có động cơ mẫu, họ có tài liệu đầy đủ. Họ có thể cung cấp các động cơ này cho bất kỳ ai. Chúng tôi không thể biết được điều đó”, ông Radchenko nói.
Bản báo cáo IISS kết luận, Triều Tiên đã thử thành công tên lửa Hwasong-14, sau khi ngừng dùng động cơ OKB-456 của Nga mà chuyển sang phiên bản RD-250 của Ukraine.
Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Ukraine Yuriy Radchenko.
“Chúng tôi không sản xuất loại động cơ tên lửa này cho bất kỳ đối tác nào khác ngoài Nga”, ông Radchenko nhấn mạnh.
Theo quan điểm của ông Radchenko, quốc gia nắm trong tay loại động cơ RD-250 và nhiên liệu phù hợp để phóng tên lửa đạn đạo chỉ có Nga và Trung Quốc.
“Để sử dụng động cơ và tên lửa một cách hiệu quả, họ cần phải nắm được công nghệ sản xuát nhiên liệu phù hợp. Triều Tiên không nắm trong tay công nghệ đó. Chỉ có Nga hoặc Trung Quốc”, ông Radchenko nói.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói Triều Tiên không thể chế tạo phiên bản động cơ giống hệt RD-250 mà không có sự giúp đỡ từ chuyên gia Ukraine.
“Họ không thể làm điều đó mà không có chuyên gia Ukraine cũng như bản thiết kế hoàn chỉnh”, ông Rogozin nói. “Chúng tôi đang nói về việc buôn lậu động cơ tên lửa, né tránh lệnh cấm quốc tế”.
Triều Tiên có thể đã dùng mạng lưới chợ đen để mua các động cơ tên lửa từ nhà máy Ukraine, giúp tạo nên bước nhảy...