Trung Quốc đưa tàu đổ bộ tấn công mới ra Biển Đông: Thách thức mới

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Sau 1 năm được đưa vào biên chế, tàu đổ bộ tấn công Hải Nam được giới quân sự Trung Quốc kỳ vọng giúp tăng cường đáng kể năng lực răn đe và hậu cần của nước này trên Biển Đông.

Tuy nhiên, phương tiện mới này cũng thử thách tư duy và khả năng của Hải quân Trung Quốc trong việc tích hợp nhiều tàu vào một khuôn khổ thống nhất, giới phân tích đánh giá.

Hải Nam là tàu đổ bộ tấn công Type 075 đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời là con tàu lớn thứ hai mà Hải quân Trung Quốc sở hữu, chỉ sau 2 tàu sân bay. Được đưa vào biên chế từ cuối tháng 4 năm ngoái, con tàu bắt đầu đợt hoạt động đầu tiên từ đầu tháng 3 vừa qua, báo chí Trung Quốc dẫn thông tin từ hạm trưởng của tàu.

Tàu Type 075 tạo ra cho Hải quân Trung Quốc nhiều lựa chọn mới để thực hiện các nhiệm vụ gần và xa bờ. Đặc biệt, con tàu này hữu ích cho các hoạt động như hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm hoạ và sơ tán công dân Trung Quốc.

Tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Tàu đổ bộ tấn công Type 075 Hải Nam của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Ông Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại Viện Techxcope ở Bắc Kinh, nhận định: “Tàu Hải Nam có thể chở cả trực thăng, thủy phi cơ và phương tiện tấn công đổ bộ, vì thế nó có khả năng đối đầu mạnh mẽ với các tàu nước ngoài trong khu vực”. Ông Timothy Heath, nhà phân tích cấp cao tại hãng tư vấn RAND (trụ sở Mỹ), nói: “Con tàu này được thiết kế chủ yếu cho các chiến dịch đổ bộ. Nó có thể vận chuyển xe bọc thép lội nước và trực thăng để thực hiện tấn công đa chiều vào một mục tiêu”.

Theo báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc mà Lầu Năm Góc công bố năm 2020, Bắc Kinh có hải quân lớn nhất thế giới, với khoảng 350 tàu mặt nước và tàu ngầm, trong khi Mỹ có 293 tàu.

Năng lực hoạt động của tàu Hải Nam đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình nâng cấp khả năng tấn công của Hải quân Trung Quốc. Hải quân Trung Quốc lâu nay chủ yếu chuẩn bị cho các nhiệm vụ gần bờ. Với các tàu đổ bộ mới như Type 075 và Type 071, lực lượng của nước này có thể đi xa hơn ra đại dương.

Thách thức mới

Tuy nhiên, ông Zhou cho rằng việc kết hợp tàu Hải Nam với đội tàu hiện tại sẽ là một thách thức mới. “Hải quân Mỹ đã thực hiện kết nối hệ thống hỗ trợ toàn diện cho các tàu tấn công đổ bộ, nhưng loại tàu này vẫn là khái niệm mới mẻ với Trung Quốc”, ông Zhou nhận định.

“Ví dụ, Trung Quốc không có tàu dẫn đường như USS Blue Ridge của Hải quân Mỹ. Tôi nghĩ sẽ phải mất vài năm nữa để Bắc Kinh có thể nghĩ ra cách sử dụng các tàu đổ bộ như Hải Nam, và liệu Trung Quốc có làm theo Mỹ hay sẽ tìm ra phương pháp mới?”, ông nói.

Dù tàu Hải Nam có thể tăng cường năng lực tác chiến ở Biển Đông, nhưng nó được cho là sẽ không đóng một vai trò lớn nếu Bắc Kinh dùng vũ lực để giành lại đảo Đài Loan.

“Với sứ mệnh Đài Loan, con tàu này có thể hữu ích, nhưng kích cỡ lớn và đặc điểm của nó khiến tàu dễ bị tấn công nếu đối phương được trang bị tốt. Hơn nữa, Trung Quốc vẫn thiếu tàu đổ bộ đủ kích cỡ để triển khai hành động quân sự với Đài Loan”, ông Heath đánh giá.

Nguồn: [Link nguồn]

Thương vụ Thái Lan mua tàu ngầm TQ bế tắc: Giải quyết thế nào?

Năm 2017, Thái Lan ký hợp đồng trị giá 392 triệu USD để mua một tàu ngầm từ Trung Quốc. Đây được coi là bước tiến trong kế hoạch xuất khẩu quốc phòng của Bắc Kinh. Tuy nhiên,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bình Giang (theo South China Morning Post) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN