Tình hình biển Đông đang thay đổi rất nhiều

Việc các quốc gia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc là mức độ đấu tranh cao hơn rất nhiều so với trước đây.

Ngày 16-11 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12 với chủ đề "Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động". Hội thảo do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam đồng tổ chức, với sự tham dự trực tiếp của hơn 300 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu tham dự trực tuyến.

Phát biểu chào mừng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng tình hình biển Đông vẫn còn nhiều thách thức khó lường, tác động đến hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, trong đó có các vấn đề nổi cộm như đơn phương diễn giải luật pháp quốc tế không phù hợp với chuẩn mực và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, cạnh tranh địa chính trị nước lớn và quân sự hóa biển Đông...

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12 Ảnh: TTXVN

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12 Ảnh: TTXVN

Ngày làm việc đầu tiên của hội thảo bao gồm 4 phiên: Tình hình biển Đông trong tình hình thế giới biến động, Vai trò của ASEAN với tầm nhìn sau năm 2025, Tranh luận pháp lý bằng Công hàm tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), Cạnh tranh định hình công luận về biển Đông và vai trò của báo chí.

Trao đổi bên lề hội thảo, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao - Phó Chủ tịch thứ hai của Ủy ban Luật pháp quốc tế (cơ quan chính của LHQ trong việc pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế) - nêu ra một loạt tranh luận về hơn 30 công hàm liên quan đến biển Đông tại LHQ vừa qua, sau khi Malaysia nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa vào tháng 12-2019. Đại sứ Nguyễn Hồng Thao nhận định tình hình ở biển Đông đang thay đổi rất nhiều và việc các nước ngoài khu vực trao công hàm về biển Đông là một sự thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế.

Đồng quan điểm, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho rằng việc các quốc gia gửi công hàm lên các tổ chức của LHQ là mức độ và hình thức đấu tranh cao hơn rất nhiều so với trước đây, trở thành vấn đề quốc tế. Đáng lưu ý, trong các công hàm đó, lần đầu tiên các nước đề cập việc phải tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trong các tranh chấp ở biển Đông. Cũng theo TS Trần Công Trục, yêu sách "đường chín đoạn" hoàn toàn phi pháp, đi ngược lại các quy định của UNCLOS 1982 cũng như các chính sách về đối ngoại, về bảo vệ các quyền hợp pháp của các nước trong biển Đông.

Đánh giá về tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục khó lường trong khu vực, ông Trục cho biết hiện đã có những bước tiến về mặt thủ tục, quy trình song các bên sẽ mất thêm nhiều thời gian để đưa đàm phán vào thực chất, như xác định chủ thể của COC, phạm vi điều chỉnh... 

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ sẽ đối phó TQ ở Biển Đông và Đài Loan ra sao dưới thời ông Biden?

Trong khi phải đối mặt với quá trình chuyển giao quyền lực đầy rắc rối và tiềm ẩn nhiều tranh chấp sau khi được truyền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DƯƠNG NGỌC ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN