Tìm thấy bằng chứng đại hồng thủy kinh khủng ở TQ

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Phân tích đồng vị carbon cho thấy đã có một vụ lở đất gây lũ lụt cực lớn trên sông Hoàng Hà hơn 4.000 năm trước, trùng với thời điểm được cho là diễn ra đại hồng thủy.

Tìm thấy bằng chứng đại hồng thủy kinh khủng ở TQ - 1
Khu vực khảo cổ 

Phân tích hài cốt của trẻ em từ xưa cho thấy trận đại hồng thủy trong truyền thuyết có khả năng đã thực sự diễn ra, ngay trước khi cư dân bắt đầu sinh sống tại Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc phát hiện ra dấu tích của vụ lở đất do động đất khiến sông Hoàng Hà bị bít lại ở tỉnh Thanh Hải, gần Tây Tạng. Con đập tự nhiên cao 200m này đã vỡ sau vài tháng tích nước, làm dòng lũ dung tích tới 17 tỷ mét khối, gấp 500 lần dòng chảy bình thường gây ngập toàn bộ khu vực 2000km.

Hài cốt được phân tích có niên đại từ năm 1920 trước công nguyên của 14 trẻ em bị vùi lấp khi nhà sập lúc dòng lũ ập tới. Họ còn tìm thấy những vết đứt gãy do trận động đất được lấp đầy bởi loại bùn đặc trưng sau lũ.

Tìm thấy bằng chứng đại hồng thủy kinh khủng ở TQ - 2
Thung lũng Jishi 

Theo đó, đây rất có khả năng là thảm họa trong truyền thuyết xảy ra trước thời Hạ, là một trong những thiên tai kinh khủng nhất thế giới trong 10.000 năm qua. Cũng theo cổ tích, một anh hùng tên Yu đã khống chế dòng nước và lập ra triều đại đầu tiên của Trung Quốc. Trùng hợp hơn địa điểm triều Hạ bắt đầu cũng chính là bắt nguồn trận lụt, thung lũng Jishi.

Từ trước tới giờ nhiều sử gia vẫn nghi ngờ sự tồn tại của nhà Hạ và cho rằng đây chỉ là truyện cổ tích, do ghi chép lâu đời nhất mới chỉ từ năm 450 TCN. Theo nhà nghiên cứu David Cohen từ ĐH Quốc gia Đài Loan, phát hiện mới này có thể chứng minh rằng truyền thuyết có thật.

Tìm thấy bằng chứng đại hồng thủy kinh khủng ở TQ - 3
Hài cốt tại di chỉ khảo cổ 

Đại hồng thủy có mặt trong nhiều nền văn hóa, từ Hindu giáo cho tới Noah trong Kinh Thánh của Công giáo. Ở thời tiền sử, lũ lụt thường xuyên xảy ra do băng đá tan chảy sau kỷ băng hà 10.000 năm trước, làm tăng mực nước biển.

Giáo sư Ye Maolin, đồng tác giả nghiên cứu từ Học viện Khoa học Xã hội và Khảo cổ Trung Quốc hy vọng sẽ huy động thêm kinh phí để tiến hành sâu hơn vì nhiều vấn đề vẫn đang được bỏ ngỏ, như quy mô trận động đất, hay các khám phá ngoài lề về văn hóa như loại mì sợi đầu tiên xuất hiện có thể mở bức màn về nền văn minh cổ đại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mẫn Di - Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN