Tìm ra hành tinh nóng nhất trong dải Ngân hà

Hành tinh này lớn gấp 3 lần Sao Mộc và bề mặt luôn nóng trên 4.300 độ C.

Tìm ra hành tinh nóng nhất trong dải Ngân hà - 1

Hành tinh mới được phát hiện có bề mặt trên 4.300 độ C.

Đó là một thế giới hoàn toàn khác. Với kích thước gấp 3 lần Sao Mộc và nóng hơn tất cả các vì sao khác, hành tinh Kelt-9b bay trên không gian với chiếc đuôi lớn quét phía sau. Các nhà khoa học dự đoán rằng trên hành tinh nóng nhất dải Ngân hà này không tồn tại bất kì sự sống nào.

Hành tinh Kelt-9b có nhiệt độ bề mặt trên 4.300 độ C, nằm trong chòm sao Thiên Nga thuộc dải ngân hà. Do rất gần một ngôi sao chủ nên bề mặt của nó rất nóng và trở thành hành tinh nóng nhất được tìm thấy từ trước tới nay. Mặt trời có nhiệt độ bề mặt lên tới 15 triệu độ C và Trái đất dao động từ -80 tới 60 độ C.

Các nhà khoa học phát hiện ra hành tinh này bằng kính viễn vọng đặt ở bang Arizona (Mỹ) và thành phố Cape Town (Nam Phi). Kính thiên văn được xây dựng tiêu tốn hàng chục triệu USD.

Phát hiện mới này giúp các nhà khoa học hiểu hơn về quá trình hình thành các hành tinh và chòm sao. Giáo sư Scott Gaudi, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu, nói: “Cộng đồng thiên văn học đang ra sức tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất nằm trong dải ngân hà. Đây là những đối tượng nghiên cứu quan trọng và giúp con người hiểu hơn về các hành tinh đem lại sự sống”.

“Mặt khác, vì hành tinh KELT-9b có một ngôi sao lớn hơn và nóng hơn xoay quanh nên giúp chúng ta hiểu hơn về các ngôi sao với nhiệt độ cao”, Scott nói.

Giáo sư Keivan Stassun, cùng nhóm nghiên cứu, nói: “Chúng tôi muốn vẽ ra một bức tranh tổng thể để hiểu hơn về sự hình thành các hành tinh và điều kiện để chúng bị phá hủy”.

Người ngoài hành tinh đang tồn tại ngay trên Trái đất?

Một tỷ phú Mỹ hợp tác với NASA về công nghệ vũ trụ, mới đây đã đưa ra tuyên bố gây sốc về người ngoài hành tinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Guardian ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN