Thách thức nảy sinh sau tuyên bố lịch sử của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23-3 tuyên bố “những quốc gia không thân thiện” sẽ sớm phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp.

Tuyên bố trên làm dấy lên nỗi lo cho phần lớn các nước châu Âu mua khí đốt Nga, quốc gia chiếm khoảng 40% nguồn cung khí đốt cho lục địa già. Hiện tại, châu Âu chủ yếu dùng euro và USD để thanh toán hóa đơn khí đốt Nga, được ước tính từ 220 triệu đến 880 triệu USD/ngày.

Nguyên nhân sâu xa

Nếu được trả tiền khí đốt bằng đồng rúp, Nga có thể tránh né được một vài biện pháp trừng phạt của phương Tây. Theo Công ty Rystad Energy (Na Uy), gần như toàn bộ hợp đồng mua bán khí đốt hiện có của Nga được tính bằng euro hoặc USD.

Kể từ khi Điện Kremlin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào Ukraine vào ngày 24-2, đồng rúp đã lao dốc so với giá trị của USD. Dù vậy, sau tuyên bố hôm 23-3 của Tổng thống Putin, giá trị đồng rúp đã nhảy vọt lên mức cao chưa từng thấy trong 3 tuần, có thời điểm chạm ngưỡng 95 rúp đổi 1 USD.

Ngay sau tuyên bố ngày 23-3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng rúp nhanh chóng vọt lên mức cao nhất trong 3 tuần, có thời điểm chạm mốc 95 rúp đổi 1 USD. Ảnh: Reuters 

Ngay sau tuyên bố ngày 23-3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng rúp nhanh chóng vọt lên mức cao nhất trong 3 tuần, có thời điểm chạm mốc 95 rúp đổi 1 USD. Ảnh: Reuters 

Liệu việc chuyển đổi có khả thi?

Nga nhiều khả năng không có quyền đơn phương thay đổi điều khoản của những thỏa thuận đã được ký kết, giới chuyên gia pháp lý khẳng định.

"Hợp đồng được thỏa thuận giữa 2 bên, thường là bằng USD hoặc euro. Nếu một bên đơn phương đòi thay đổi đơn vị tiền tệ, đó không phải là hợp đồng" – chuyên gia Tim Harcourt của Trường ĐH Công nghệ Sydney (Úc) giải thích.

Có sẵn cơ chế phục vụ chuyển đổi hay không?

Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov khẳng định một đối tác tài chính ở thủ đô Sofia – Bulgaria có thể xử lý các giao dịch bằng đồng rúp.

Trong khi đó, Phó chủ tịch cấp cao Claudio Galimberti của Công ty Rystad (Na Uy) cho biết Nga có thể soạn thảo hợp đồng mới để yêu cầu đối tác thanh toán bằng đồng rúp. Các chính phủ nhiều khả năng có thể bị yêu cầu giữ đồng rúp trong ngân hàng trung ương của họ hoặc mua đồng rúp trên thị trường mở.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23-3 tuyên bố “những quốc gia không thân thiện” sẽ sớm phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23-3 tuyên bố “những quốc gia không thân thiện” sẽ sớm phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp. Ảnh: Reuters

Tác động lâu dài?

Đối với Nga, nước đi nêu trên sẽ gây áp lực lên khả năng thanh toán nợ nước ngoài và cắt giảm hoạt động nhập khẩu của họ, khiến kinh tế nước này có nguy cơ bị co lại hơn nữa, chuyên gia Liam Peach của Công ty Capital Economics (Anh) khẳng định.

Với Mỹ, bước chuyển đổi thành công của Nga sẽ làm suy yếu vị thế của đồng bạc xanh trong thương mại toàn cầu khi đồng rúp, nhân dân tệ hoặc những đơn vị tiền tệ khác được sử dụng rộng rãi hơn. Điều này sẽ gây ra những tác động lâu dài đối với chi phí tài chính và vay mượn của Mỹ.

Canh bạc rủi ro

Sau khi Điện Kremlin thông báo chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine, đồng rúp đã giảm 40% giá trị so với USD. Tuy nhiên, sau tuyên bố nêu trên của Tổng thống Putin, mức suy giảm này chỉ còn khoảng 22%.

Lệnh cấm vận khí đốt Nga sẽ khiến cả châu Âu lẫn Nga chịu tổn thất nặng nề. Ảnh: Reuters

Lệnh cấm vận khí đốt Nga sẽ khiến cả châu Âu lẫn Nga chịu tổn thất nặng nề. Ảnh: Reuters

Dù vậy, nước đi này cũng có thể đẩy Nga vào vị thế bị cô lập hơn nữa trong hệ thống tài chính và kinh tế toàn cầu. Nếu khách hàng nước ngoài, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), quyết không sử dụng đồng rúp và ngừng nhập khẩu năng lượng Nga, Moscow sẽ mất đi nguồn thu nhập lớn nhất của mình. Cần lưu ý rằng hoạt động bán năng lượng chiếm khoảng 40% doanh thu của chính phủ Nga.

Không có nguồn cung từ Nga, các thị trường năng lượng châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Giá năng lượng khi đó sẽ tăng mạnh hơn nữa và suy thoái là điều không thể tránh khỏi ở lục địa già. Dù vậy, những tác động mà Nga phải gánh chịu là lớn hơn nhiều.

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong chuyến công du Ả Rập Saudi hồi giữa tháng này nhằm tìm kiếm nguồn cung năng lượng bổ sung. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Anh Boris Johnson trong chuyến công du Ả Rập Saudi hồi giữa tháng này nhằm tìm kiếm nguồn cung năng lượng bổ sung. Ảnh: Reuters

Từ chối bán năng lượng cho châu Âu cũng đồng nghĩa Nga "tự trừng phạt chính mình", tự đóng lỗ hổng lớn nhất trong mạng lưới trừng phạt của phương Tây. Động thái này cũng sẽ thúc đẩy những nỗ lực hiện hành của châu Âu nhằm giảm bớt phụ thuộc vào năng lượng Nga.

EU đang tìm mọi cách để đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, cạnh tranh khí tự nhiên hóa lỏng với châu Á, mở cửa trở lại các cơ sở hạt nhân và mỏ than… với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo Nga không thể tiếp tục sử dụng nguồn cung năng lượng làm vũ khí địa chính trị hoặc đòn bẩy để chống lại EU.

Nguồn: [Link nguồn]

Buộc phương Tây mua khí đốt Nga bằng đồng rúp: Đòn cân não của ông Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có động thái đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN