Sai lầm của Mỹ giúp đối thủ "điều khiển cuộc chơi" ở Trung Đông

Chính sách đối ngoại không hợp lý của Mỹ đã dẫn đến việc Nga đã củng cố vững chắc vị thế và ảnh hưởng của mình ở Trung Đông.

Nhận định trên do tờ Asharq al-Awsat đưa ra. Theo đó, nếu như Nga thành công trong việc tổ chức hội nghị hòa bình về Syria ở thành phố Sochi để thay thế cho các cuộc đàm phán kéo dài ở Geneva, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc “kết thúc thời kỳ thế giới đơn cực với sự thống trị của Mỹ”.

Sai lầm của Mỹ giúp đối thủ "điều khiển cuộc chơi" ở Trung Đông - 1

Một buổi hòa đàm Syria

Theo Asharq al-Awsat, nếu như hội nghị dự định được tổ chức ở Sochi diễn ra thành công và có thể đưa tiến trình hòa bình đang bế tắc ở Syria đến một giải pháp được các bên chấp nhận, qua đó đưa các cuộc đàm phán Geneva “sang trang mới” thì Tổng thống Nga Putin sẽ trở thành “người điều phối các cuộc chơi” ở khu vực Trung Đông.

Tờ báo này cũng nhận định rằng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama không dành đủ sự quan tâm cho khu vực này mà chỉ “chú trọng đến Iran và các nước Đông Nam Á”. Còn Tổng thống đương nhiệm Mỹ Donald Trump lại có các động thái cương quyết nhưng thiếu hợp lý là công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp sự phản đối của thế giới Ả rập và Hồi giáo trên khắp thế giới. Điều này, theo Asharq al-Awsat, cho thấy rằng, Tổng thống Mỹ “hoặc là không biết gì về thế giới và nền chính trị quốc tế, hoặc dự định có ý đồ khiêu khích thế giới Ả rập, thế giới Hồi giáo và người Thiên chúa giáo phương Đông”.

Asharq al-Awsat cho rằng, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và ngoại trưởng dưới thời ông là John Kerry đã coi cuộc xung đột nổ ra ở Syria tháng 3/2011 như là cuộc xung đột cục bộ chứ không mang tầm quốc tế. Chính cách nhìn này đã giúp Nga giành thế chủ động trong mọi việc ở cuộc xung đột này và Tổng thống Nga Putin đã bắt đầu “trò chơi riêng” của mình tại Syria khi khởi động chiến dịch quân sự vào tháng 9/2015 và thiết lập căn cứ không quân mới Hmeymim (ngoài căn cứ hải quân Tartus và nhiều sân bay tại phần lớn các khu vực của Syria).

Tuy nhiên, người Mỹ không chỉ dừng lại việc gần như “coi thường” sự can thiệp của Nga về cả quân sự, chính trị và an ninh mà còn không hình thành được chính sách rõ ràng đối với toàn bộ khu vực Trung Đông. Do đó, điều này đã bị Iran tận dụng tối đa để biến tình thế trong khu vực xoay theo hướng có lợi cho mình và thiết lập “sự kiểm soát toàn diện với Syria, tăng cường sự thống trị tại Lebanon, xóa bỏ thế bao vây của Iraq cũng như tăng cường thiết lập kiểm soát tại Yemen, mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình sang một số quốc gia Ả rập vùng Vịnh Persic”.

Sai lầm của Mỹ giúp đối thủ "điều khiển cuộc chơi" ở Trung Đông - 2

Cựu tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tình hình ở Syria sau 1 năm có sự thay đổi giới cầm quyền của Mỹ đã trở nên nghiêm trọng hơn đối với Mỹ vì chính quyền mới và Tổng thống Donlad Trump vẫn không có bất cứ động thái tích cực nào trong quan điểm về chính sách của Mỹ đối với các nước Ả rập nói riêng và Trung Đông nói chung.

Asharq al-Awsat cảnh báo rằng, bối cảnh này càng trở nên bất ổn hơn đối với Mỹ khi Nga đang tích cực củng cố vị thế của mình tại khu vực có tầm quan trọng chiến lược này. Điều này đang gợi nhớ đến “các hành động của Liên Xô” sau đảo chính dưới sự lãnh đạo của tướng Husni al-Zaim năm 1949- cuộc đảo chính tạo ra sự khởi đầu cho các cuộc đảo chính quân sự kéo dài ở Syria.

Nếu như không “bỏ phí” thời gian thì Mỹ đã có thể “duy trì trật tự thế giới đơn cực” trong vòng nhiều năm tiếp theo. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Barack Obama đã gần như “nhường” Trung Đông cho Nga khi khẳng định rằng Mỹ coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Iran hơn. Hậu quả là khu vực có tầm quan trọng chiến lược sống còn này đã mất đi vai trò quan trọng như đã từng có trong thời gian xảy ra cạnh tranh giữa các khối quân sự phương Tây và phương Đông thời Chiến tranh lạnh.

Theo Asharq al-Awsat, việc ông Donald Trump, người luôn thể hiện sự “vô minh” trong chính sách đối ngoại, lên nắm quyền Tổng thống Mỹ càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với Mỹ. “Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào vòng tay của Nga và hệ thống tên lửa Nga”- Asharq al-Awsat nhận định.

Sau hơn 25 năm tồn tại “thế giới đơn cực” sau khi Liên Xô tan rã, hiện đang ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của thế giới đa cực. Điều này có liên quan đến Liên minh châu Âu- tổ chức đang chống lại các chính sách của ông Donald Trump và các quyết định mới đây của Mỹ về vấn đề Palestine. “Giống như các trung tâm quyền lực còn lại, các nước EU cho rằng các quyết định của Mỹ đang đẩy các nước Ả rập và các nước Hồi giáo khác đến gần Nga hơn”-  Asharq al-Awsat viết.

Mỹ chuẩn bị ”chiến tranh lớn” với Nga?

Các nhà hoạch định quân sự Mỹ tập trung vào Nga và khu vực Thái Bình Dương như là những điểm nóng xung đột trong tương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - Lược dịch (Infonet)
An ninh thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN