Pokémon Go có thể bóp méo nhận thức của người chơi

Trò chơi tương tác thực tế ảo đang "hot" này có thể gây hại cho não của trẻ em, làm méo mó nhận thức về thực tế.

Pokémon Go có thể bóp méo nhận thức của người chơi - 1

Nicholas Kardaras, giáo sư tâm lý chuyên điều trị các chứng nghiện của người vị thành niên, giám đốc trại cai nghiện xa xỉ Dunes (Mỹ) danh tiếng hàng đầu thế giới đã nghiên cứu về cơn sốt Pokémon trên toàn thế giới và có cái nhìn rất khác về hiện tượng này.

Trong thời buổi hiện đại, Pokémon Go như một thứ thuốc thần kỳ cho các bậc cha mẹ, vì trò chơi này khuyến khích trẻ em phải ra ngoài vận động, giao tiếp với nhau thay vì dán mắt vào màn hình máy tính.

Như vậy, cảnh báo về sự nguy hiểm của trò chơi điện tử đối với trẻ em đã hoàn toàn sai lầm? Điều này rất hợp lý về mặt logic, nhưng sau khi xem xét thì Kardaras đã bị lung lay.

Pokémon Go có thể bóp méo nhận thức của người chơi - 2

Theo đó, người lớn có thể chơi được Pokémon Go. Tuy nhiên não trẻ em và thiếu niên vẫn đang trong thời kỳ hoàn thiện, đặc biệt là ở khả năng phân biệt thực- ảo.

Khảo sát của các giáo sư Griffiths và de Gortari từ ĐH Tel Aviv (Israel) trên 1600 người nghiện game nặng cho thấy một hiện tượng gọi là "Chứng nhiễu loạn nghiện trò chơi" (Game transfer Phenomenon - GTP) Người mắc có thể nghe, hay nhìn thấy hình ảnh game sau khi ngừng chơi đã vài ngày. Một số bị ảo thanh, nghe được tiếng nổ, nhạc, giọng nhân vật trong trò chơi, tiếng đấu kiếm và la hét.

Thậm chí trò chơi nổi tiếng an toàn Minecraft cũng khiến nhiều trẻ em nhìn thế giới thực dưới dạng khối, hay thấy các hình khối trong giấc mơ. Bản thân Kardaras cũng đã điều trị cho một game thủ phải nhập viện một tháng do bị rơi vào ảo giác nặng, chi tiết hơn là mắc "Rối loạn tâm thần do trò chơi điện tử"

Pokémon Go có thể bóp méo nhận thức của người chơi - 3

Trong tài liệu đã xuất bản, Griffiths và de Gortari chỉ ra rằng các chứng bệnh liên quan tới internet là "hệ quả mới của thời đại". Bác sĩ Joel Gold từ ĐH New York và anh trai Ian từ ĐH McGill (Mỹ) đang điều tra và chỉ ra rằng thật - ảo đan xen có thể đem lại ảo giác, hoang tưởng và rối loạn tâm thần thực sự.

Kardaras cùng những đồng nghiệp cùng ngành làm việc cho Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc cũng nhận thấy hiệu ứng game và việc thiếu ngủ có thể gieo ảo tưởng vào đầu người chơi, thậm chí cả ý định giết người. Nhưng khi họ ngừng chơi và ngủ đủ thì những hiện tượng này biến mất.

Câu hỏi tiếp theo là nếu người lớn dành nhiều thời gian hơn nữa để giải trí bằng trò chơi điện tử, thì liệu họ có mắc những ảo giác và rối loạn tương tự hay ở dưới dạng khác, đặc biệt là trong thời kỳ mà VR (thực tế ảo) và các trò chơi tương tác ảo đang lên ngôi.

Một kịch bản trong đó có thể giống như cảnh trong phim Star Trek, khi người dân hành tinh Talos IV có khả năng chìm đắm trong thế giới ảo đến mức bị suy kiệt và gần như diệt vong. Đoạn cuối, nhân vật thuyền trưởng Pike đã có 2 lựa chọn là đối mặt với thực tế và sống cuộc đời tàn phế thay vì trẻ mãi trong những giấc mơ của mình.

Pokémon Go có thể bóp méo nhận thức của người chơi - 4

Hiện giờ hàng trăm ngàn người trên thế giới vô cùng hứng thú với cuộc sống ảo vốn đang "thực" hơn bao giờ hết nhờ công nghệ cao. Điều đó còn được cổ vũ nhiệt liệt bởi nhiều người có tiếng nói.

Kardasas lo lắng rằng VR và các thiết bị liên quan có thể sẽ biến thành cuộc thập tự chinh hủy diệt nền tảng giống loài như trong câu chuyện về dân tộc Talos, khiến toàn bộ loài người teo nhỏ và biến mất hoàn toàn.

Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng, nhưng để tranh cãi về ảnh hưởng của thực tế ảo và tương tác ảo thì chắc chắn có thể kết luận rằng cả hai không hề phù hợp với trẻ em, nhóm vẫn đang phát triển nhận thức về thế giới bên ngoài, và chúng ta cần phải cách ly chúng khỏi một "ma trận hư hư thực thực" càng lâu càng tốt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Salon ([Tên nguồn])
Cơn sốt bắt Pokémon Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN