Ông Tập quyền lực thế nào khi thành "lãnh đạo cốt lõi"?

Phiên họp toàn thể lần thứ 6 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc vào ngày 27.10 và đưa ra thông cáo báo chí dài hơn 6.000 từ sau 4 ngày họp kín ở Bắc Kinh, trong đó nhắc đến vai trò "lãnh đạo cốt lõi" của ông Tập Cận Bình.

Ông Tập quyền lực thế nào khi thành "lãnh đạo cốt lõi"? - 1

Đĩa in hình các đời Chủ tịch Trung Quốc trước quảng trường Thiên An Môn.

Đúng như dự đoán, thông cáo nhấn mạnh tầm quan trọng giám sát, quản lý hành vi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là quan chức cấp cao. Hai văn kiện quan trọng cũng được đưa ra trong nỗ lực phòng chống tham nhũng và đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của cán bộ.

Điều thu hút sự chú ý của dư luận và giới quan sát nhất chính là hai từ “核心" (hạt nhân/cốt lõi) để khẳng định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “lãnh đạo cốt lõi của đảng”.

Danh hiệu mới của ông Tập không làm nhiều chuyên gia ngạc nhiên trong bối cảnh đại hội đảng toàn quốc quan trọng diễn ra vào mùa thu năm 2017. Việc chính thức thừa nhận Tập Cận Bình là “lãnh đạo cốt lõi” đồng nghĩa nâng tầm ông ngang hàng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đồng thời, quyền lực của ông Tập sẽ được nâng cao hơn bao giờ hết.

Tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19, Ban thường vụ Bộ chính trị, nơi đưa ra những quyết sách quan trọng nhất cho 1,4 tỉ dân Trung Quốc, sẽ chọn lựa những cán bộ cấp cao mới.

Theo luật hiện hành, chỉ có ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lí Khắc Cường là giữ chức. Họ sẽ có thêm 5 năm tại vị trong khi những cán bộ cấp cao còn lại phải nghỉ hưu vì quá tuổi.

Với quyền lực mới trong tay, ông Tập sẽ dễ dàng chọn người ủng hộ trong nhiệm kỳ tới. Kể từ khi cầm quyền vào năm 2012 tới nay, ông Tập đã tập trung đủ quyền lực trong nội bộ đảng. Thậm chí ông còn “lấn sân” sang lĩnh vực kinh tế vốn do thủ tướng phụ trách.

Ông Tập quyền lực thế nào khi thành "lãnh đạo cốt lõi"? - 2

Một người lính canh gác Thiên An Môn trong thời điểm họp phiên toàn thể lần 6.

Thuật ngữ “lãnh đạo cốt lõi” được lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đưa ra sau biến cố Thiên An Môn năm 1989. Thời điểm đó, Đặng Tiểu Bình đã loại bỏ Triệu Tử Dương và chọn Giang Trạch Dân làm người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mục tiêu của ông Đặng là nâng cao vị thế của Giang Trạch Dân sau khi thay đổi bộ máy chính trị. Đặng Tiểu Bình coi Mao Trạch Đông là thế hệ lãnh đạo cốt lõi đầu tiên, sau đó là chính Đặng và thế hệ kế cận là Giang Trạch Dân.

Thuật ngữ “lãnh đạo cốt lõi” ra đời đẩy vị thế của ông Giang từ bí thư cấp tỉnh lên hàng tương đương Mao và Đặng. Quyền lực chính trị của ông Giang Trạch Dân nhờ thế gia tăng và đảm bảo cho 15 năm sau đó đảng Cộng sản Trung Quốc vận hành hiệu quả.

Khi ông Giang từ nhiệm năm 2002, danh hiệu chính trị tối quan trọng “lãnh đạo cốt lõi” không được chuyển giao cho người kế cận là Hồ Cẩm Đào. Thực tế, Giang Trạch Dân vẫn là chủ tịch của Ủy ban Quân ủy Trung ương cho tới năm 2004. Sau này dù đã nghỉ hưu, ông Giang vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên 10 năm nhiệm kì của Hồ Cẩm Đào.

Ông Tập quyền lực thế nào khi thành "lãnh đạo cốt lõi"? - 3

Ông Tập Cận Bình chính thức có vị thế chính trị ngang bằng Mao Trạch Đông.

Nhiều chuyên gia nhận định năng lực lãnh đạo yếu kém của Hồ Cẩm Đào và sự can thiệp của Giang Trạch Dân đã khiến vị thế chính trị của cựu Chủ tịch Trung Quốc bị suy giảm nghiêm trọng. Vì lẽ đó, suy thoái, tham nhũng trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc gia tăng do thiếu cơ chế kiểm soát.

Sự tức giận của người dân Trung Quốc với tham nhũng và chính quyền trung ương yếu kém đã giúp ông Tập có cơ hội đề xuất kế hoạch “đả hổ diệt ruồi” và mới đây nhất là “săn cáo” nhằm củng cố quyền lực, thu hút sự ủng hộ của người dân và diệt trừ tham nhũng tận gốc.

Theo thông cáo báo chí, nắm giữ vận mệnh của đảng Cộng sản Trung Quốc trong tay, ông Tập Cận Bình sẽ phải quan tâm tới tương lai và số mệnh của đất nước cũng như lợi ích người dân.

Tờ Nhân dân Nhật Báo nói rằng việc gọi Tập Cận Bình là “lãnh đạo tối cao” là “ý nguyện chung của đảng, quân đội và toàn bộ người dân”.

Điểm đáng lưu ý là đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không cho phép bất kì cá nhân, quan chức cấp cao nào được thực thi quyền lực mà không bị kiểm soát. Đồng thời, thông tin liên quan tới lãnh đạo bắt buộc phải dựa trên sự thật và những lời tán dương quá mức sẽ bị cấm. Cán bộ cấp thấp được trao quyền để giám sát cả những vị trí cấp cao trong đảng.

Dù vậy, khoảng cách từ hai quy định mới được ban hành tới khả năng thực thi sẽ là một điều chưa được kiểm chứng. Thông tin chi tiết về hai quy định mới sẽ chỉ được cung cấp sau ngày 27.10 từ một tới hai tuần.v

Ông Tập quyền lực thế nào khi thành "lãnh đạo cốt lõi"? - 4

Lính canh gác quảng trường Thiên An Môn.

Ông Tập Cận Bình được trao quyền lớn hơn chắc chắn sẽ giúp ông thay đổi các quy định về lựa chọn đội ngũ kế cận khi ông tiếp tục tham gia chính trường thêm một nhiệm kỳ nữa. Tuy nhiên giới quan sát nhận định nếu ông Tập thay đổi các quy tắc trong đảng Cộng sản Trung Quốc, bất ổn chính trị sẽ nảy sinh.

Với quyền lực chính trị mới trong tay, ông Tập hoàn toàn có thể rút gọn số thành viên trong Ban thường vụ Bộ chính trị xuống 5 người. Khi ông Tập nắm quyền năm 2012, ông đã giảm số thành viên từ 9 xuống 7 theo tiền lệ có từ thời Hồ Cẩm Đào. Lí do chính khiến ông Tập muốn giảm bớt số thành viên là để quy trình đưa ra quyết định hiệu quả và bớt rườm rà.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN