Nhiều người Kenya khổ vì dự án Vành đai con đường của Trung Quốc

Một tuyến đường sắt mới do Trung Quốc xây dựng tại thị trấn Kiu (Kenya) vào năm 2017 nhằm thay thế cho tuyến đường đường sắt cũ tại đây, đã khiến cho người dân nơi này hàng ngày kêu khổ.

Dân Kenya kêu khổ vì đường sắt Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Dân Kenya kêu khổ vì đường sắt Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Thị trấn Kiu nằm cách thủ đô Nairobi của Kenya hai giờ lái xe. Nơi đây có hơn 6.000 cư dân sinh sống. Họ rất cần đường sắt để có thể tới thủ đô Nairobi đi làm hoặc tới bệnh viện vì di chuyển bằng đường bộ rất chậm và tốn kém. Tuy nhiên, khi tuyến đường sắt được xây dựng, dân Kiu lại thấy họa nhiều hơn là phúc.

Chính thức đi vào phục vụ từ năm 2017, tuyến đường sắt mới trị giá 3,3 tỷ USD này là một phần thuộc dự án “Vành đai con đường” của Trung Quốc.

Theo thiết kế ban đầu, tuyến đường sắt mới sẽ giúp giảm một nửa thời gian di chuyển cho hành khách và hàng hóa đi lại giữa thủ đô Nairobi và thị trấn Kiu. 

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, tuyến đường sắt này chỉ chạy một lần một ngày, trong khi tuyến cũ lại chạy hai lần một ngày.

“Tuyến đường sắt mới này chỉ dành cho người giàu. Chúng tôi chẳng được hưởng lợi gì từ nó”, ông Thomas Mutevu - một thợ hàn ở Kiu nói.

Ông Thomas Mutev thường tới Nairobi để đi làm bằng tàu hỏa mỗi ngày. Tuy nhiên, khi tuyến đường sắt mới đi hoạt động, tàu lại dừng ở rất xa điểm đến và vé tàu còn bị thu đắt ngang ngửa với việc di chuyển bằng đường bộ.

“Vì tuyến đường sắt chỉ phục vụ một lần một ngày, vé lại quá đắt, nên những người dân của thị trấn Kiu đành phải “cắn răng”, họ chỉ được về nhà vào ngày cuối tuần”, ông Thomas Mutev nói thêm.

Đường sắt mới hoạt động đã khiến nhà cửa của người dân ngập trong khói bụi (ảnh: Reuters)

Đường sắt mới hoạt động đã khiến nhà cửa của người dân ngập trong khói bụi (ảnh: Reuters)

Theo chính phủ Kenya, tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng đã giúp thúc đẩy du lịch và tăng lượt hành khách so với tuyến cũ. Tuy nhiên, nhiều người Kenya cho biết, họ thà đi bằng đường bộ còn hơn là chọn đi tàu mới.

Một số doanh nghiệp tại Kiu còn phàn nàn rằng, họ đang bị ép buộc phải sử dụng tuyến đường sắt mới của Trung Quốc để vận chuyển hàng hóa.

Emily KHRua – một nông dân cho biết, tuyến đường sắt đã “ngốn” mất một nửa đất đai thuộc trang trại của cô và cô thà đi bộ đến chợ còn hơn đi tàu.

Margaret Njeri – một người bán rau cho biết, mặc dù bệnh viện cách nhà 24 km, nhưng ông vẫn quyết đi bằng đường bộ chứ không đi tàu, mặc dù đường bộ rất xấu và không được trải nhựa.

Ngoài những bất cập về cách phục vụ, người dân tại Kiu còn cảm thấy phiền toái với đường sắt mới của Trung Quốc. Tuyến đường sắt đi vào hoạt động khiến nhà cửa của họ ngày ngày chìm trong bụi. Nhiều hành vi phân biệt đối xử của người Trung Quốc khi đến đây thi công đường sắt cũng khiến nhiều người bất bình.

Nếu không chịu dùng đường sắt mới của Trung Quốc, người dân của thị trấn Kiu sẽ phải trả 500 shilling (4,9 USD), để tới thủ đô bằng xe máy hoặc xe bus, gấp 5 lần chi phí so với di chuyển bằng tuyến đường sắt cũ.

Trong trường hợp khẩn cấp, họ phải dùng taxi và phải trả 10.000 shilling (gần 100 USD), bằng cả một tháng lương.

Nguồn: [Link nguồn]

Không tham dự ”Vành đai và Con đường”, Ấn Độ quyết làm căng với Trung Quốc

Việc không tham dự hội nghị "Vành đai và Con đường" diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh vào tuần tới cho thấy, Ấn Độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN