Mỹ “ăn miếng trả miếng”, Trung Quốc lại... chối

Nhân viên ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ kể từ ngày 16-10 phải thông báo trước với chính phủ Mỹ về mọi cuộc họp với giới chức địa phương, bang và thành phố, cũng như với các viện nghiên cứu và giáo dục tại quốc gia này.

Quan hệ Mỹ-Trung đang ngày một xấu đi vì nhiều vấn đề, trong đó có thương chiến và khủng hoảng chính trị Hồng Kông. Ảnh: Reuters

Quan hệ Mỹ-Trung đang ngày một xấu đi vì nhiều vấn đề, trong đó có thương chiến và khủng hoảng chính trị Hồng Kông. Ảnh: Reuters

Các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định động thái này là một nỗ lực nhằm "gia tăng tính có qua có lại" giữa 2 nước.

"Động thái này là một phản ứng đối với biện pháp mà chính phủ Trung Quốc đang thực hiện để hạn chế khả năng tương tác của nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc" – một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích.

Nhân viên ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc không những phải thông báo trước với chính phủ Trung Quốc về các cuộc họp với công dân và quan chức Trung Quốc, mà còn phải được sự cho phép – vị này cho biết nhưng không cung cấp thông tin về hình thức xử phạt đối với những người vi phạm.

Trong một động thái phản ứng, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ thông qua mạng xã hội Twitter khẳng định hành động nêu trên của Washington vi phạm Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao (1961).

"Đến giờ, phía Trung Quốc chưa hề đưa ra những yêu cầu tương tự đối với nhân viên ngoại giao và viên chức lãnh sự Mỹ ở Trung Quốc" – Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố.

Trước đó, vào ngày 15-10, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tương tự, làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ từ Trung Quốc. Bắc Kinh gọi dự luật này là "ý đồ xấu xa" của các nhà lập pháp Mỹ nhằm gây bất ổn ở Hồng Kông, đồng thời cảnh báo quan hệ song phương sẽ bị hủy hoại nếu dự luật này thành luật.

Theo Reuters, các dự luật nêu trên nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc hội và lưỡng đảng Mỹ, bất chấp quá trình đàm phán thương mại vừa đạt được những tín hiệu tích cực.

Trước đó, vào ngày 11-10, Tổng thống Donald Trump ca ngợi "thiện chí" của 2 phía trong vòng đàm phán mới nhất, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về việc ký "thỏa thuận giai đoạn thứ nhất" với Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng tới.

Trung Quốc đổ tiền kiểm soát cả hòn đảo ở Thái Bình Dương

Đảo Tulagi từng là “trụ sở” ở Nam Thái Bình Dương của Anh, sau đó là Nhật Bản, và trong Thế chiến II, bến cảng nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN