Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Dù rất tham vọng lãnh đạo nền kinh tế và chính trị toàn cầu nhưng điều cơ bản nhất là tuân thủ luật chơi chung thì Trung Quốc lại không làm được.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 1

Các trạm kiểm tra an ninh dựng lên dày đặc ở Hàng Châu.

Trung Quốc đang chuẩn bị cho một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng bằng cách thức chưa đâu có: xây lại hẳn một thành phố.

Hàng Châu, nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 đã di dời 1/3 số dân khỏi thành phố để đảm bảo an ninh tối đa. Tất cả những nắp cống đều bị khóa trái. Các thiết bị an ninh mới nhất được điều tới Hàng Châu. Tất cả vì một kì hội nghị an toàn.

Trong bán kính hàng trăm dặm quanh nơi tổ chức, hàng loạt nhà máy bị buộc dừng hoạt động. Bầu trời vốn ô nhiễm đã trở lại màu xanh tự nhiên.

Cơ hội dẫn đầu kinh tế toàn cầu

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 2

Viễn cảnh Hàng Châu trong tương lai và cũng là tham vọng mà Trung Quốc hướng tới.

Hội nghị G20 thực sự quan trọng với Trung Quốc. Kể từ hội nghị đầu tiên tổ chức ở Washington năm 2008, G20 hầu như đã bị quên lãng. Đây sẽ là một khởi đầu không thể tốt hơn cho tham vọng bá chủ kinh tế toàn cầu của Trung Quốc.

Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra cách đây mấy năm, Bắc Kinh không còn tin tưởng vào phép màu điều hành kinh tế của các cường quốc châu Âu và Mỹ. Khi các quốc gia khác tăng trưởng khó khăn, Trung Quốc nhanh chóng vươn lên đạt quy mô GDP lớn thứ hai toàn cầu và lên kế hoạch chiếm vị trí trung tâm trong điều hành kinh tế thế giới.

Dù tăng trưởng kinh tế mấy tháng gần đây suy giảm, mục đích lớn lao của Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng. Hội nghị như G20 càng khẳng định một sự thật rằng các siêu cường kinh tế đang chuyển hướng về phía đông và nếu như thế kỷ này không thuộc về châu Á thì ít nhất, nó nằm trong tay Trung Quốc.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 3

Alibaba - tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - có trụ sở ở Hàng Châu.

8 năm trước, thế giới hầu như không thể gọi tên một vài công ty Trung Quốc tiếng tăm. Tuy nhiên giờ đây, ngay tại Hàng Châu là dinh cơ của Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.

Đây là một trong số những doanh nghiệp “thần kỳ” ở Trung Quốc biết cách cân bằng nhu cầu trong nước khổng lồ, nguồn nhân lực dồi dào và lượng vốn tưởng như vô hạn. Không những vậy, Alibaba còn hấp thụ vốn mạnh mẽ từ nước ngoài.

Trong hội nghị G20 sắp tới, thành phố Hàng Châu chủ yếu đưa ra thông điệp về sự cân bằng giữa quá khứ phong kiến và tương lai sáng tạo phát triển rực rỡ.

Nội dung đăng tải ở Hàng Châu chủ yếu xoay quanh sự suy yếu của phương Tây bắt đầu từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Hiện giờ, sự suy yếu lại tiếp tục khi châu Âu lao đao vì Brexit, nhập cư, khủng hoảng kinh tế và sự phân tán trong thời gian bỏ phiếu tổng thống Mỹ.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 4

Cảnh sát tuần tra Hàng Châu bằng xe đạp.

Trung Quốc thể hiện mình là một động lực tăng trưởng vững chắc với chính trị ổn định và lãnh đạo có tầm nhìn. Theo tờ New China News, giờ là lúc để nước này chiếm quyền lãnh đạo toàn cầu.

Trung Quốc rất hy vọng thế giới sẽ coi G20 là dịp để Bắc Kinh thể hiện vai trò lớn lao của một nước điều hành kinh tế toàn cầu thay vì hình ảnh chán nản của Mỹ với nền chính trị bấp bênh.

Thế lưỡng nan của Trung Quốc

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 5

An ninh luôn được siết chặt ở các kì hội nghị G20.

Tuy nhiên, không dễ gì để tham vọng làm chủ thế giới của Trung Quốc được thực thi trong hội nghị lần này. Vấn đề kinh tế không dễ giải quyết chứ chưa nói tới bất ổn an ninh toàn cầu.

Trong khi đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế suy thoái và chống đỡ trước những lời chỉ trích về chủ nghĩa bảo hộ trong nước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phải kêu gọi các quốc gia khác hướng tới một nền thương mại tự do.

Nói thì rất dễ nhưng cần biết rằng rất nhiều người chỉ trích ông Tập về chính sách bảo hộ trong hàng thập kỷ qua và tuyên bố “cả hai cùng có lợi” thực chất chỉ làm lợi cho Bắc Kinh.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 6

Khách du lịch chụp hình ở Hàng Châu khi thành phố yên bình hiếm có.

Nhìn một cách khách quan, Trung Quốc sẽ hưởng lợi lớn từ việc toàn cầu hóa và cam kết thương mại tự do của những nước khác. Nếu các thị trường đóng cửa, Trung Quốc sẽ mất nhiều món lợi béo bở.

Câu chủ đề của hội nghị lần này là “Hướng tới nền kinh tế toàn cầu sáng tạo, năng động, kết nối”. Để đạt được điều này, Trung Quốc cần cải cách nhiều hơn nữa thể chế và “phân mảnh” những tập đoàn nhà nước độc quyền.

Một nền kinh tế Trung Quốc tự do phải cho phép sự can thiệp của tư nhân, nước ngoài vào những ngành trọng điểm để tăng uy tín của Bắc Kinh. Nguyên tắc rất đơn giản là nếu bạn chơi công bằng, bạn sẽ có cơ hội được đưa ra quy định. Dù vậy, mạo hiểm chính trị sẽ là điều Trung Quốc phải đánh đổi nếu mở cửa nền kinh tế trong nước ở thời điểm này.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 7

Duyệt binh kỉ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật của Trung Quốc năm 2015.

Cách đây đúng một năm, Trung Quốc tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng kỉ niệm 70 năm đánh thắng phát xít Nhật trong Thế chiến II. Nhiều lãnh đạo thế giới có mặt ở Hàng Châu lần này từng được mời tới lễ duyệt binh năm 2015, tuy nhiên nhiều người từ chối tham gia. Thời điểm đó, Trung Quốc “vẽ” lên hình ảnh là một nạn nhân của lịch sử và thế kỉ 21 sẽ là thời điểm nước này thực hiện giấc mộng Trung Hoa.

Bằng việc đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc với tham vọng lãnh thổ và củng cố quân sự, Bắc Kinh đang rơi vào thế lưỡng nan với khát vọng lãnh đạo thế giới của mình. Trung Quốc có thể lựa chọn giữa quốc tế và nội địa, tuy nhiên không thể chọn cả hai cùng lúc.

Hồi tháng 7, Bắc Kinh ngang ngược phủ nhận phán quyết vụ kiện Biển Đông và từ chối tuân thủ quy tắc quốc tế. Nếu trên một sân chơi lớn, Trung Quốc từ chối tuân thủ luật, vậy thì vai trò lãnh đạo toàn cầu sẽ không còn nữa mà sẽ là sự áp đặt, cưỡng bức và cuối cùng là bạo lực.

Khát vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc - 8

Khát vọng trở thành bá chủ toàn cầu của Trung Quốc vấp phải nhiều phản kháng bởi hành động bất nhất.

Cách thức này chỉ phù hợp trong đại lục chứ không phải ở tầm quốc tế. Những lãnh đạo G20 hiểu rất rõ thực trạng hiện nay và họ sẽ để ý tới câu khẩu hiệu, bài hát chính thức và những phát ngôn của Trung Quốc. Sự thiếu nhất quán chỉ cho thấy rằng Trung Quốc chưa tìm được tiếng nói chung dẫn dắt một thế giới đầy biến động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN