Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ “phát sốt”?

Chính quyền Bắc Kinh vẫn phần nào yên tâm khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng một khi Hàn Quốc nắm trong tay loại vũ khí hủy diệt này, Trung Quốc sẽ phải “phát sốt”.

Nhiều nguồn tin cho rằng, Hàn Quốc sẽ tìm cách giành quyền phát triển chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân trong bối cảnh năng lực quân sự của Triều Tiên đạt được những thành tựu vượt ngoài dự đoán.

Cụ thể, mới đây, Triều Tiên đã tuyên bố phóng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwangsong-15 với tầm bắn có thể vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Hồi tháng Chín, Bình Nhưỡng cũng đã cho thử nghiệm thành công quả bom nhiệt hạch (bom H) có sức nổ mạnh nhất so với 5 vụ thử hạt nhân trước đây của quốc gia này.

Hàn Quốc có vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ “phát sốt”? - 1

Quân đội Hàn Quốc.

Theo National Interest, các nhà bình luận quân sự Trung Quốc nhận định, nếu Hàn Quốc có khả năng theo đuổi chương trình sản xuất bom H, mối đe dọa ninh với Trung Quốc không chỉ còn gói gọn trong hoạt động của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ đang triển khai lắp đặt tại Hàn Quốc.

Nói cách khác, một khi Hàn Quốc nắm trong tay bom H, khu vực bắc và đông bắc Trung Quốc bao gồm thủ đô Bắc Kinh sẽ nằm trong tầm bắn của các loại tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân của Hàn Quốc.

Giới chuyên gia Trung Quốc còn cho rằng, chính quyền Bắc Kinh vẫn phần nào yên tâm khi Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân bởi lâu nay Bình Nhưỡng là đồng minh thân thiết lâu năm của Trung Quốc. Nhưng nếu Seoul theo đuổi phát triển chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân, Trung Quốc sẽ phải “phát sốt”.

Trong hàng thập niên qua, ngọn lửa được sở hữu các loại vũ khí hạt nhân tự sản xuất của Hàn Quốc chưa bao giờ dập tắt dù Mỹ đã nhiều lần từ chối ý tưởng này.

Lầu Năm Góc đã đưa Hàn Quốc nằm dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ kể từ thời Chiến tranh Lạnh khi mà bán đảo Triều Tiên chứng kiến cuộc đua vũ trang giữa Washington và Moscow.

Tháng 1/1958 là lần đầu tiên Mỹ triển khai các loại vũ khí hạt nhân tới Hàn Quốc dưới danh nghĩa là vật đảm bảo an ninh cho Seoul. Số vũ khí này ở lại Hàn Quốc cho tới cuối năm 1991.

Sau khi rút vũ khí hạt nhân khỏi Hàn Quốc, Washington đã tìm nhiều cách để trấn an Seoul cũng như bắn tín hiệu tới Bình Nhưỡng rằng chiếc ô hạt nhân của Mỹ vẫn hoạt động. Dù vắng bóng vũ khí hạt nhân, nhưng quân đội Mỹ đã cho tăng cường sự hiện diện cũng như năng lực chiến đấu trong khu vực bằng việc mở rộng số lượng tên lửa đạn đạo trang bị trên các tàu ngầm hoạt động khắp khu vực Thái Bình Dương. 

Mong muốn phát triển các loại vũ khí hạt nhân và nhiệt hạch được Hàn Quốc ấp ủ từ giữa thập niên 70 do quốc gia này muốn tự phòng vệ trước các mối đe dọa từ Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô cũ.

Song Washington đã nhất quyết phản đối Hàn Quốc trang bị vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Mỹ đã tăng cường các cam kết an ninh đối với quốc gia đồng minh thân thiết nhất ở khu vực Đông Á này.

Còn gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Washington cần cân nhắc tới phương án “chìa khóa kép”. Nói cách khác, Mỹ sẽ chia sẻ các loại vũ khí hạt nhân để bảo vệ Seoul và Tokyo nhằm xóa bỏ mong muốn tự phát triển kho hạt nhân của Hàn Quốc và Nhật Bản.

“Đây không phải là một sự lựa chọn nhưng là cần thiết bởi Nhật Bản dường như không có kinh nghiệm thực tế về việc sở hữu, đảm bảo an ninh, bảo dưỡng và cả quy trình sản xuất đầu đạn hạt nhân”, Giáo sư Masahiro Matsumura tại Đại học St Andrew ở Osaka chia sẻ với Asia Times hồi đầu tháng này.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác bao gồm nhà bình luận Hou Zhijian cũng nhấn mạnh, Hàn Quốc hoàn toàn không nắm trong tay bất cứ kỹ thuật nào để tự xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Trọng tâm vấn đề chính là việc ngay cả khi Mỹ chấp thuận để Hàn Quốc tự sản xuất vũ khí hạt nhân, liệu Hàn Quốc có đủ lượng nhiên liệu uranium đã làm giàu để làm được việc này. 

Triều Tiên thả trôi mìn khắp bãi biển nổi tiếng HQ?

Đã có hơn 110 vụ nổ do mìn gây ra trong hơn 10 năm qua tại bãi biển nổi tiếng này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN