Đầu tư 7 tỉ euro vào quốc gia châu Âu, Trung Quốc lĩnh “trái đắng”

Trung Quốc đã đầu tư tới 7 tỉ euro vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân ở Romania, đạt thỏa thuận xây 2 lò phản ứng hạt nhân cho quốc gia châu Âu này nhưng gần đây thỏa thuận bị hủy bỏ.

Romania muốn xây thêm hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Cernavoda.

Romania muốn xây thêm hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Cernavoda.

Theo Taiwan News, chính phủ Romania đã chính thức yêu cầu Công ty điện hạt nhân quốc gia Nuclearelectrica chấm dứt hợp tác xây hai lò phản ứng hạt nhân với Tập đoàn hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC).

Đây là dự án xây hai lò phản ứng mới trong nhà máy điện hạt nhân Cernavoda. Chính phủ Romania sẽ tìm đối tác khác cho dự án, nguồn tin cho biết.

Năm ngoái, Trung Quốc đạt thỏa thuận với Romania về việc thành lập một liên doanh xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân. Trung Quốc nắm 51% cổ phần công ty liên doanh và phần còn lại do Romania nắm giữ.

Romania đã có kế hoạch xây hai lò phản ứng mới từ cách đây 10 năm. Khi đó, nhiều tập đoàn nước ngoài ngỏ ý muốn nhận dự án, bao gồm tập đoàn Trung Quốc và châu Âu. Cuối cùng, chỉ có CNNC là giành được hợp đồng.

Kể từ đó, Trung Quốc đã đầu tư 7 tỉ euro vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân ở Romania. Quốc gia Đông Âu này được coi là cửa ngõ để Trung Quốc tiến vào thị trường năng lượng hạt nhân châu Âu, nằm trong Sáng kiến Vành đai, Con đường khu vực Đông Âu.

Thủ tướng Romania Ludovic Orban.

Thủ tướng Romania Ludovic Orban.

Nhà máy điện hạt nhân Cernavoda được xây dựng từ những năm 1980, dưới thời chính quyền Tổng thống Romania Nicolae Ceausescu.

Lò phản ứng số 1 và 2 hiện đang hoạt động sử dụng công nghệ điện hạt nhân của Canada và sản lượng điện do hai tổ máy này tạo ra chiếm tới một phần tư nguồn cung cấp điện quốc gia của Romania.

Những năm qua, Romania thể hiện quyết tâm muốn xây thêm 2 lò phản ứng để nâng cao sản lượng điện của nhà máy.

Tuy nhiên, Romania từ lâu luôn là quốc gia thân phương Tây, từng kí thỏa thuận cho phép Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa cách đây 4 năm. NATO cũng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Romania, đưa quốc gia Đông Âu này thành nơi có vị trí chiến lược trong việc kiềm chế Nga.

Trả lời với truyền thông Romania, Thủ tướng Ludovic Orban nêu rõ quan điểm: “Tôi muốn làm rõ rằng dự án này sẽ không có chỗ cho người Trung Quốc”.

Ông Orban lên nắm quyền năm 2019 và là người không ủng hộ dự án xây lò phản ứng hạt nhân với Trung Quốc.

Tháng 1.2020, Bộ trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Doanh nghiệp Virgil Popescu nhắc đến việc Nuclearelectrica nên tự xây lò phản ứng hạt nhân.

Ông Popescu cũng ưu tiên hợp tác với các nước đồng minh NATO hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Video: Khoảnh khắc lò phản ứng hạt nhân Đức đổ sụp sau hàng loạt tiếng nổ

Hai tòa tháp làm mát của lò phản ứng hạt nhân Philippsburg, gần Karlsruhe, phía tây nam nước Đức, mới đây đã bị đánh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Taiwan News ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN