2016 chính thức là năm nóng nhất lịch sử

Trái Đất chưa bao giờ nóng như thế này trong vòng 115.000 năm qua, theo dữ liệu tổng kết mới nhất.

2016 chính thức là năm nóng nhất lịch sử - 1

Năm 2016 chính thức là năm nóng nhất trong lịch sử

Năm 2016 là năm nóng nhất từng ghi nhận trong lịch sử và là năm thứ 3 liên tiếp nhiệt độ Trái Đất phá kỉ lục, Guardian đưa tin.

Dữ liệu cuối cùng về năm 2016 vừa được công bố ngày 18.1 bởi 3 cơ quan chủ chốt: Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA). Dữ hiệu cho thấy 16 trên tổng số 17 năm nóng nhất từng ghi nhận đều nằm trong thế kỷ này, thế kỉ 21.

Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng Trái Đất chưa từng nóng như thế này trong 115.000 năm qua. Đồng thời, họ cũng cho biết thêm hành tinh của chúng ta chưa từng trải qua mức CO2 trong không khí cao như bây giờ trong vòng 4 triệu năm.

Năm 2016, hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến nhiệt độ tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới. Những hiện tượng thời tiết cực đoan này có nghĩa là tác động của biến đổi khí hậu đối với con người sẽ đến sớm hơn và khốc liệt hơn dự kiến, theo các nhà khoa học.

2016 chính thức là năm nóng nhất lịch sử - 2

Ruộng khô cằn do hạn hán ở Ấn Độ tháng 4.2016

El Nino, hiện tượng khí hậu khiến nhiệt tăng lên mức "gây sốc" vào đầu năm 2016, hiện đã giảm bớt. Tuy nhiên khí thải carbon là yếu tố quan trọng trong việc tăng nhiệt và sẽ tiếp tục khiến nhiệt độ tăng cao.

Gavin Schmidt, giám đốc Viện Nghiên cứu không gian Goddard của NASA, cho biết: "El Nino là một yếu tố thúc đẩy tăng nhiệt độ trong năm nay, nhưng kể cả khi không có El Nino, cả hai năm 2015 và 2016 vẫn sẽ phá kỉ lục".

Ông Schmit cho biết khoảng 90% dấu hiệu của sự ấm lên trong năm 2016 là do phát thải khí nhà kính tăng cao. Ông dự đoán năm 2017 sẽ là một năm cực kỳ nóng.

Dữ liệu cho thấy nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ trước cuộc cách mạng công nghiệp, khi quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn bắt đầu. Con số này rất gần với ngưỡng 1,5 độ C, giới hạn tăng nhiệt được thống nhất và kí kết trong thỏa thuận khí hậu toàn cầu ở Paris tháng 12.2015.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN