Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh có 4 nguyện vọng vào ĐH-CĐ

Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 không được đăng ký xét tuyển ở các đợt xét tuyển tiếp theo.

Sau nhiều lần lỡ hẹn, chiều tối 26.2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phạm Vũ Luận đã ký ban hành Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2015.  

 Thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh có 4 nguyện vọng vào ĐH-CĐ - 1

Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng trong thời gian xét tuyển.

Giữ lại thang điểm 10

Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã quyết định giữ lại thang điểm 10 trong chấm thi kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Bởi nếu đưa thang điểm 20 vào chấm thi cho kỳ thi sắp tới sẽ khiến giáo viên vất vả, bỡ ngỡ, còn học sinh cũng đã quen với thang điểm 10 nên sẽ giữ lại thang điểm này để tránh sự xáo trộn không cần thiết.

Việc giữ lại thang điểm cũ sẽ tạo tâm lý ổn định cho giáo viên và học sinh.

Cho phép thay đổi nguyện vọng trong thời gian xét tuyển

Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ, các trường tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GD-ĐT.

Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.

Tổ chức nhận và trả hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh theo nguyện vọng. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường dự bị đại học được giao về trường), Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển.

Các trường có thể xây dựng phương án điểm trúng tuyển chung cho toàn trường hoặc cho từng ngành, nhóm ngành của trường.

Cập nhật dữ liệu ĐKXT vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; ba ngày một lần công bố trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các thí sinh ĐKXT xếp theo kết quả thi từ cao xuống thấp.

Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển.

Thí sinh nộp hồ sơ quy định và lệ phí ĐKXT cho trường qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.

Xét tuyển bằng kết quả THPT, điểm trung bình không dưới 6

Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6 đối với hệ ĐH và 5,5 đối với hệ CĐ (theo thang điểm 10).

Trường  ĐH-CĐ đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và trường CĐ cộng đồng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương này ở mức thấp hơn 0,5 điểm so với mức quy định. Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.

Đối với trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp vào các ngành học trình độ CĐ, phải quy định rõ trong đề án tự chủ tuyển sinh cách thức xét tuyển vào ngành học phù hợp và các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào.

Có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Cũng theo quy chế, căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Các trường ĐH-CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do hiệu trưởng các trường quy định.

Trúng tuyển nguyện vọng 1 không được xét tuyển đợt tiếp theo

Thí sinh sẽ được phát 4 phiếu kết quả thi. Thí sinh dùng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng 1 để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng ký xét tuyển ở các đợt xét tuyển tiếp theo.

Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để nộp vào trường khác.

Nếu sau đợt xét tuyển 1 chưa đỗ, thí sinh dùng 3 bản chính giấy chứng nhận kết quả thi còn lại để xét tuyển các nguyện vọng bổ sung. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ đăng ký xét tuyển để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.

Một số điểm mới trong quy chế:  

- Tổ chức cụm thi liên tỉnh với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển ĐH-CĐ; cụm thi tỉnh cho thí sinh dự thi chỉ xét tốt nghiệp THPT.

 - Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ tuyển sinh: 15.4.2015.

  - Điểm liệt được điều chỉnh từ điểm 2 xuống điểm 1.

  - Thí sinh thi môn địa lí được mang Atlat vao phòng thi.

  - Sử dụng thang điểm 10 với điểm lẻ 0,25 không làm tròn.

- Mỗi thí sinh được phép nộp tối đa 3 trường cho mỗi phiếu điểm thay vì một trường như trước đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN