Khi Quyền im lặng được thông qua, ai sẽ là người lên tiếng?

Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, nổi lên là những cuộc trao đổi về Quyền im lặng, theo đó thân chủ có quyền im lặng chờ luật sư lên tiếng…

Trông chờ ở luật sư

Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho biết quyền im lặng là quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Trong tương lai, khi Quyền im lặng được thông qua, thì quyền lợi và trách nhiệm của giới luật sư sẽ tăng lên đáng kể, khi thân chủ của họ có quyền im lặng chờ luật sư lên tiếng như một số nước phương Tây đã đi trước chúng ta.

Nhưng rồi sau đó, ai sẽ sử dụng quyền im lặng? Họ sẽ trông chờ vào ai khi ngành luật sư nói riêng và ngành Tư pháp ở Việt Nam nói chung chưa được đầu tư và phát triển đúng mức?

Khi Quyền im lặng được thông qua, ai sẽ là người lên tiếng? - 1

 Thực trạng ngành Tư pháp Việt Nam: 1 luật sư/ 14.000 người dân (Ảnh: Khương Duy)

Tỷ lệ luật sư của nước ta hiện ở mức trung bình 1 luật sư/14.000 người dân trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4.546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250, cao hơn chúng ta rất nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ luật sư nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Nhân lực ngành Tư pháp: Thiếu đa chiều

Không chỉ thiếu về số lượng luật sư trên cả nước, nhân sự ngành Tư pháp còn thiếu trong từng lĩnh vực cụ thể và trong tương quan địa phương.

Số lượng luật sư đã thiếu, lại tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn đặc biệt như Hà Nội (1.630 luật sư) và TP. Hồ Chí Minh (2.880 luật sư), trong khi ở các địa phương khác nhân lực thiếu hụt, có những tỉnh không có đủ 3 luật sư để thành lập Đoàn luật sư. Ngành Tư pháp miền Trung đang thiếu nhân sự trầm trọng, ví dụ như tỉnh Kon Tum chỉ có 5 luật sư, và tỉnh Quảng Trị chỉ có 6 luật sư đang hoạt động. Trong khi nhu cầu nhân lực ngành Tư pháp dự kiến sẽ gia tăng trong giai đoạn đến 2020.

Hơn thế nữa, trong tất cả các lĩnh vực đều cần những nhân sự có kiến thức chắc về luật. Bà Cẩm Vân, đại diện phòng Hành chính nhân sự của một ngân hàng chia sẻ: “Trong lĩnh vực Ngân hàng có rất nhiều rủi ro về tín dụng, quan hệ lao động..., trong khi nhân sự có kiến thức về luật còn thiếu hụt hoặc đội ngũ còn trẻ, kinh nghiệm xử lý sự việc còn thiếu.

Sự thiếu hụt này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các sự vụ. Nếu đội ngũ này không được quan tâm tìm kiếm và xây dựng thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tư vấn hay tham gia giải quyết những tranh chấp về nội bộ nói riêng và với các cá nhân, tổ chức nói chung”.

Khi Quyền im lặng được thông qua, ai sẽ là người lên tiếng? - 2

 Sinh viên ngành Luật tại Đại học Luật – ĐH Huế thực hành phiên tòa giả địnhHãy là người lên tiếng

Trước thực tế trên, thầy Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Luật – Đại học Huế chia sẻ: “Nếu thí sinh có khả năng và niềm yêu thích với ngành Luật, đừng do dự chọn ngành này. Xã hội cần, cơ hội không thiếu, nên lựa chọn ngành Luật sẽ không chỉ là cơ hội lớn về nghề nghiệp cho các sinh viên sau khi ra trường mà còn “điền đầy” nhu cầu nóng bỏng của xã hội. Phát triển nguồn nhân lực ngành Tư pháp một cách bền vững từ giáo dục – đào tạo chính là nền tảng cho một xã hội không còn thiếu những ‘người lên tiếng’”.

Đại học Luật – Đại học Huế đã có những bước chuẩn bị cụ thể để cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo đầu ra nhân lực chất lượng cao. Nhà trường luôn định hướng hiện đại hóa và quốc tế hóa, nghĩa là tăng cường đội ngũ cán bộ giỏi về ngoại ngữ, có kiến thức và phương pháp làm việc hiện đại.

Để rèn luyện kỹ năng, người học sẽ được tham gia các phiên tòa giả định; được tham gia các lớp tập huấn thực tế về tư vấn pháp luật; được tham gia tư vấn pháp luật cộng đồng tại các trại giam và các hoạt động kỹ năng chuyên môn khác dưới sự phụ trách và đầu mối của Tổ thực hành luật và quan hệ doanh nghiệp, Trung tâm tư vấn pháp luật.

Là một trong những cơ sở đào tạo chuyên về ngành Luật hàng đầu trên cả nước, và là đơn vị đào tạo ngành Luật trọng điểm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, sinh viên theo học tại trường có cơ hội làm việc rất cao khi mà nhu cầu nhân sự về ngành luật tại các tỉnh miền Trung đang tăng lên rõ rệt. – Thầy Sơn cho biết.

ĐH Luật – ĐH Huế gửi tới các thí sinh KV Miền Trung và Tây Nguyên đang quan tâm tới ngành Luật thông tin tuyển sinh của nhà trường:

 -    Tổng chỉ tiêu tuyển sinh: 500 đối với ngành Luật và 300 đối với ngành Luật Kinh tế.

-    Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia

-    Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 1/8/2015 đến 17h00 ngày 20/8/2015;

-    Địa điểm nộp hồ sơ: Ban Khảo thí – Đảm bảo chất lượng giáo dục,

Đại học Huế, số 02 Lê Lợi – TP. Huế.

Thông tin chi tiết: http://hul.edu.vn/

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Việt ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN