Hàng hiệu tồn kho chất cao như núi, túi xách, giày dép xa xỉ chưa bán được sẽ đi về đâu?

Sự kiện: Kinh tế thế giới
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các thương hiệu thời trang xa xỉ đã gặp khó khăn với việc tồn đọng hàng tỷ USD sản phẩm không bán được trong năm qua. Vậy số phận của những mặt hàng đó sẽ ra sao?

"Núi" hàng tồn kho hàng tỷ USD

Các thương hiệu xa xỉ thường dựa vào ý tưởng rằng sản phẩm của họ có tính bền vững cao hơn so với các nhãn hiệu giá rẻ nhờ sản xuất số lượng ít hơn và thiết kế để sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ vẫn sản xuất dư thừa.

Việc sản xuất nhiều hơn giúp họ tiết kiệm chi phí nhờ quy mô sản xuất lớn, và đặt hàng quá mức được coi là phương án rẻ hơn so với việc bỏ lỡ doanh số vì thiếu hàng. Với hàng may mặc xa xỉ, việc bán hết 50% lượng hàng với giá gốc đã được xem là thành công, theo các chuyên gia phân tích.

Trong thập kỷ qua, khi các công ty lớn trong ngành xa xỉ phát triển, giá trị hàng tồn kho của họ cũng tăng mạnh.

Hai trong số những thương hiệu thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới có thể đang sở hữu lượng hàng tồn kho khổng lồ, trị giá lên tới 4,7 tỷ euro (khoảng 5,1 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại). Con số này đủ khiến ngay cả những người am hiểu thời trang nhất cũng phải ngạc nhiên. Chỉ trong năm 2023, LVMH báo cáo có 3,2 tỷ euro (3,5 tỷ USD) hàng tồn kho, trong khi con số của Kering là 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD). Một khối lượng lớn túi xách và giày cao gót hàng hiệu giá đắt đỏ đang nằm yên phủ bụi trong kho.

Theo phân tích của Business of Fashion dựa trên báo cáo của La Conceria, LVMH và Kering - hai tập đoàn sở hữu các thương hiệu lớn như Louis Vuitton, Gucci và Saint Laurent - đã chứng kiến lượng hàng tồn kho chưa bán được tăng gấp đôi từ năm 2014 đến 2023.

Lượng hàng xa xỉ không bán được này không chỉ ảnh hưởng xấu đến kinh doanh mà còn gây hại lớn cho môi trường. Đó là còn chưa kể đến yếu tố lãng phí. Trước đây, một số thương hiệu xa xỉ thậm chí còn tiêu hủy các sản phẩm không bán được để bảo vệ hình ảnh thương hiệu. Dù hiện nay hành động này đang dần giảm (và đã bị cấm ở Pháp), nhưng việc tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường cho hàng nghìn, thậm chí hàng triệu sản phẩm không sử dụng vẫn là một thách thức lớn.

Hàng xa xỉ tồn kho ngày càng nhiều

Hàng xa xỉ tồn kho ngày càng nhiều

Hàng hiệu tồn kho đã đi về đâu?

Các thương hiệu xa xỉ từ lâu đã sử dụng hoạt động bán hàng của nhân viên, các sự kiện mua sắm tư nhân và các cửa hàng để bán bớt hàng tồn kho một cách kín đáo. Đồng thời, họ vẫn tiếp tục giảm giá, mặc dù tuyên bố rằng họ không làm vậy. Các thương hiệu cao cấp như Louis Vuitton, Hermès và Chanel thường tổ chức các đợt giảm giá cho nhân viên, người thân và bạn bè, giúp giảm bớt lượng hàng tồn kho đáng kể. Hermès được cho là thu về hơn 100 triệu euro mỗi năm từ những sự kiện như vậy. Prada cũng cho biết họ xử lý toàn bộ hàng tồn kho thông qua các đợt giảm giá và các cửa hàng bán lẻ.

Các "ông lớn" hàng xa xỉ cũng đã xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức từ thiện và trường học để quyên góp và tái chế sản phẩm dư thừa. Song những gì không thể dỡ bỏ, bắt buộc các hãng phải phá hủy để tránh làm tổn hại đến khả năng định giá của thương hiệu và tính độc quyền.

Tái chế đang được xem là một giải pháp hữu hiệu hiện được nhiều hãng hàng xa xỉ sử dụng, tuy nhiên việc tháo dỡ thủ công từng sản phẩm để các bộ phận cấu thành của nó có thể tái chế thành vật liệu mới sẽ rất tốn kém, mất thời gian và hiện còn hạn chế về quy mô. 

Các ông lớn sẽ làm gì để giảm hàng tồn kho?

Các ông lớn sẽ làm gì để giảm hàng tồn kho?

Các "ông lớn" hàng xa xỉ có giảm sản xuất để giảm tồn kho?

Cả LVMH và Kering đều nhận thức rõ vấn đề, nhưng giải pháp của họ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo báo cáo vào tháng 3, LVMH cho biết họ hy vọng sẽ bán hết lượng hàng tồn dư thừa vào năm 2024.

Kering cho biết họ đã áp dụng nhiều biện pháp sản xuất bền vững hơn trên các thương hiệu của mình, bao gồm công nghệ nhuộm không cần nước và hỗ trợ phương pháp canh tác tái tạo.

Ngoài ra, để hạn chế hàng tồn kho trong thời gian tới, Kering đã chuyển sang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện dự báo doanh số. Kết quả cho thấy độ chính xác trong việc dự đoán hàng tồn kho đã cải thiện tới 20% và vẫn đang tiến triển tốt, theo báo cáo của Business of Fashion năm ngoái. LVMH cũng hợp tác với Google từ năm 2021 với mục tiêu tương tự là tối ưu hóa dự báo nhu cầu và quản lý hàng tồn kho.

Nhiều công ty đang cố gắng tái sử dụng những gì không thể bán được. Gucci đã hợp tác với một nhóm các nhà thiết kế, thương hiệu và nghệ sĩ trong dự án Continuum, tái chế các sản phẩm cũ thành sản phẩm mới. LVMH cũng đã ra mắt bộ sưu tập do giám đốc nghệ thuật Kevin Germanier thiết kế vào tháng 12, sử dụng các sản phẩm không bán được và vải thừa từ các nhà mốt trong tập đoàn.

Cả hai công ty đều đang tìm kiếm các cơ hội trong lĩnh vực tái chế. LVMH đã khởi động sáng kiến tuần hoàn vào cuối năm ngoái, hợp tác với các công ty khởi nghiệp và đối tác trong ngành công nghiệp tái chế. Kering cho biết tất cả các thương hiệu của họ đều đang phát triển các dự án thí điểm với Revalorem, công ty quản lý một cơ sở tái chế gần biên giới Pháp và Bỉ. Kering đã âm thầm đầu tư vào công ty này từ năm ngoái.

Cần lưu ý rằng không chỉ riêng các thương hiệu xa xỉ đối mặt với vấn đề này. Cả ngành công nghiệp thời trang đều đang gặp khó khăn trong việc cân bằng cung và cầu, đặc biệt là khi xu hướng thời trang thay đổi liên tục.

Trong khi ngành thời trang xa xỉ đang tìm cách khắc phục, một số lĩnh vực khác của ngành công nghiệp thời trang đã tiên phong trong việc giải quyết vấn đề sản xuất dư thừa. Một số thương hiệu đã áp dụng mô hình sản xuất theo đơn đặt hàng, chỉ sản xuất khi khách hàng đặt mua. Điều này giúp giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí trong dài hạn.

Các nền tảng cho thuê và bán lại sản phẩm cũng đang bùng nổ, mang đến sức sống mới cho các mặt hàng xa xỉ đã qua sử dụng. Bằng cách kéo dài vòng đời của sản phẩm, nhu cầu sản xuất sản phẩm mới được giảm thiểu.

Công nghệ tái chế tiên tiến cũng đang phát triển, cho phép phân hủy hàng dệt may và quần áo không bán được để tái chế thành các sản phẩm mới, góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn cho ngành thời trang.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại TPHCM nhiều nơi bày bán công khai hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, “thiên đường mua sắm” hiện nay không chỉ ở chợ, trung tâm thương mại mà còn đổ bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My (Theo TCD) ([Tên nguồn])
Kinh tế thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN